Bát nhã
Nguyên tác: Lý Phật Mã
Thư pháp bởi Nguyễn Quốc Đoan
Bát Nhã
Bát nhã chân vô tông ,
Nhân không, ngã diệc không.
Quá hiện vị lai Phật ,
Pháp tính bản tương đồng.
--Bản dịch của Nguyễn Tấn Hưng--
Bát Nhã
Chẳng gốc nào sinh trí tuệ ra,
Không là ai , cũng chẳng là ta.
Phật nay , Phật trước, nghìn sau mãi ...
Vẫn chỉ là sen nở một tòa.
--Bản dịch của Thích Chơn Thiện--
Trí tuệ giải thoát là vô ngã
Người vô ngã ta cũng vô ngã
Chư Phật trong ba đời
Thể tánh đồng vô ngã.
Chú thích:
Vua Lý Thái Tông (1000 - 1054):
Nhà vua đã cho dựng chùa Diên Hựu (chùa một cột) với kiến trúc dân tộc: hoa sen nổi trên mặt hồ. Bấy giờ có 4 đại khí để lại cho xứ sở: Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Ðiền, Ðỉnh Phổ Minh, và Tượng Quỳnh Lâm.
Bài thơ này đã chứng tỏ sự giác ngộ phật đạo của nhà Vua.
Chỉ với những tâm thức nhuần thấm vô ngã mới dễ có thái độ sống phóng khoáng, không câu chấp sự tướng, kiến giải, dễ phát tinh thần đoàn kết, hòa hợp, và lòng nhân ái vị tha.
Nguyên tác: Lý Phật Mã

Thư pháp bởi Nguyễn Quốc Đoan
Bát Nhã
Bát nhã chân vô tông ,
Nhân không, ngã diệc không.
Quá hiện vị lai Phật ,
Pháp tính bản tương đồng.
--Bản dịch của Nguyễn Tấn Hưng--
Bát Nhã
Chẳng gốc nào sinh trí tuệ ra,
Không là ai , cũng chẳng là ta.
Phật nay , Phật trước, nghìn sau mãi ...
Vẫn chỉ là sen nở một tòa.
--Bản dịch của Thích Chơn Thiện--
Trí tuệ giải thoát là vô ngã
Người vô ngã ta cũng vô ngã
Chư Phật trong ba đời
Thể tánh đồng vô ngã.
Chú thích:
Vua Lý Thái Tông (1000 - 1054):
Nhà vua đã cho dựng chùa Diên Hựu (chùa một cột) với kiến trúc dân tộc: hoa sen nổi trên mặt hồ. Bấy giờ có 4 đại khí để lại cho xứ sở: Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Ðiền, Ðỉnh Phổ Minh, và Tượng Quỳnh Lâm.
Bài thơ này đã chứng tỏ sự giác ngộ phật đạo của nhà Vua.
Chỉ với những tâm thức nhuần thấm vô ngã mới dễ có thái độ sống phóng khoáng, không câu chấp sự tướng, kiến giải, dễ phát tinh thần đoàn kết, hòa hợp, và lòng nhân ái vị tha.