Biệt Hồ Thượng Đình
Nguyên tác: Nhung Dục
別湖上亭
好是春風湖上亭
柳條藤蔓繫離情
獨鶯久住渾相識
欲別頻啼四五聲
戎昱
Biệt hồ thượng đình
Hảo thị xuân phong hồ thượng đình
Liễu điều đằng mạn hệ ly tình
Hoàng oanh trú cửu hồn tương thức
Dục biệt tần đề tứ ngủ thanh.
Nhung Dục
--Dịch nghĩa--
(giả từ đình trên hồ)
(gió xuân ở đình trên hồ mát mẻ thay)
(cây leo và cành liễu quấn quít không rời)
(ở đây lâu chim hoàng oanh quen mặt)
(khi giã từ nó hót 4, 5 tiếng)
--Bản dịch của SongNguyễn HànTú--
Giã Từ Đình Trên Hồ
Giữa đình hồ làn gió xuân thoảng nhẹ
Đám dây leo quấn thân liễu không rời
Chim hoàng oanh lưu luyến khách ghé chơi
Giọng thánh thót hót líu lo tiễn bước
--Bản dịch của Nguyễn phước Hậu--
Đình hồ mát mẻ gió vào xuân
Cây liễu dây leo quấn sát thân
Ngắm cảnh hồi lâu oanh biết mặt
Giả từ chim hót bốn năm lần.
-- Bản dịch của Nguyễn Minh --
Gió xuân mát mẻ hồ đình
Cây leo, dương liễu kết tình thâm sâu
Chim oanh thấy mặt đã lâu
Khách đi cũng hót vài câu tiễn chào.
-- Bản dịch của Phụng Hà: --
Thủy tạ ven hồ gió xuân lay,
Dây leo quấn chặt thân liễu này.
Hoàng oanh quen người từ lâu lắm,
Kêu năm ba tiếng để biệt nhau.
--Bản dịch của Anh Nguyên--
Nhà giã từ trên hồ
Trên hồ, nhà thoảng gió Xuân,
Dây leo cành liễu, cuốn dần biệt ly.
Ở lâu, oanh biết sầu bi,
Kêu ba bốn tiếng, người đi, tiễn chào...
--Bản dịch của Trần Trọng Kim--
Gió xuân thổi mát thủy đình
Lôi-thôi tơ liễu buộc tình chia phôi.
Hoàng oanh quen với người rồi,
Muốn đi, từ giã một vài tiếng kêu.
--Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu--
Lộng gió xuân tươi gác giữa hồ,
Ly tình dây cuốn liễu quanh co.
Oanh vàng ở mãi thành quen biết,
Từ giã kêu vài tiếng líu lo…
--Bản dịch của Huyền Thanh Lữ--
Gió xuân lướt tốt trên hồ đình,
Cành liễu buông lơi quấn biệt tình.
Chim oanh ở mãi đều hay cả,
Muốn tiễn liền kêu ba bốn thanh.
--Bản dịch của Ái Cầm--
Ưa nhìn hồ gợn sóng xuân
Liễu lưu luyến khách rời chân không đành
Ở lâu quen tiếng Hoàng Oanh
Lúc chia ly hót hóa thành thê lương
--Bản dịch của Mai Lộc--
Vờn đình hồ , gió xuân nồng thắm
Liễu , dây leo say đắm quấn quanh .
Ở lâu thân thiết hoàng oanh
Hót năm ba tiếng buồn tênh tiễn người
Nguyên tác: Nhung Dục
別湖上亭
好是春風湖上亭
柳條藤蔓繫離情
獨鶯久住渾相識
欲別頻啼四五聲
戎昱
Biệt hồ thượng đình
Hảo thị xuân phong hồ thượng đình
Liễu điều đằng mạn hệ ly tình
Hoàng oanh trú cửu hồn tương thức
Dục biệt tần đề tứ ngủ thanh.
Nhung Dục
--Dịch nghĩa--
(giả từ đình trên hồ)
(gió xuân ở đình trên hồ mát mẻ thay)
(cây leo và cành liễu quấn quít không rời)
(ở đây lâu chim hoàng oanh quen mặt)
(khi giã từ nó hót 4, 5 tiếng)
--Bản dịch của SongNguyễn HànTú--
Giã Từ Đình Trên Hồ
Giữa đình hồ làn gió xuân thoảng nhẹ
Đám dây leo quấn thân liễu không rời
Chim hoàng oanh lưu luyến khách ghé chơi
Giọng thánh thót hót líu lo tiễn bước
--Bản dịch của Nguyễn phước Hậu--
Đình hồ mát mẻ gió vào xuân
Cây liễu dây leo quấn sát thân
Ngắm cảnh hồi lâu oanh biết mặt
Giả từ chim hót bốn năm lần.
-- Bản dịch của Nguyễn Minh --
Gió xuân mát mẻ hồ đình
Cây leo, dương liễu kết tình thâm sâu
Chim oanh thấy mặt đã lâu
Khách đi cũng hót vài câu tiễn chào.
-- Bản dịch của Phụng Hà: --
Thủy tạ ven hồ gió xuân lay,
Dây leo quấn chặt thân liễu này.
Hoàng oanh quen người từ lâu lắm,
Kêu năm ba tiếng để biệt nhau.
--Bản dịch của Anh Nguyên--
Nhà giã từ trên hồ
Trên hồ, nhà thoảng gió Xuân,
Dây leo cành liễu, cuốn dần biệt ly.
Ở lâu, oanh biết sầu bi,
Kêu ba bốn tiếng, người đi, tiễn chào...
--Bản dịch của Trần Trọng Kim--
Gió xuân thổi mát thủy đình
Lôi-thôi tơ liễu buộc tình chia phôi.
Hoàng oanh quen với người rồi,
Muốn đi, từ giã một vài tiếng kêu.
--Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu--
Lộng gió xuân tươi gác giữa hồ,
Ly tình dây cuốn liễu quanh co.
Oanh vàng ở mãi thành quen biết,
Từ giã kêu vài tiếng líu lo…
--Bản dịch của Huyền Thanh Lữ--
Gió xuân lướt tốt trên hồ đình,
Cành liễu buông lơi quấn biệt tình.
Chim oanh ở mãi đều hay cả,
Muốn tiễn liền kêu ba bốn thanh.
--Bản dịch của Ái Cầm--
Ưa nhìn hồ gợn sóng xuân
Liễu lưu luyến khách rời chân không đành
Ở lâu quen tiếng Hoàng Oanh
Lúc chia ly hót hóa thành thê lương
--Bản dịch của Mai Lộc--
Vờn đình hồ , gió xuân nồng thắm
Liễu , dây leo say đắm quấn quanh .
Ở lâu thân thiết hoàng oanh
Hót năm ba tiếng buồn tênh tiễn người