• Kể từ khi các bạn đọc được Thông báo này. Tất cả Khách truy cập trên Văn Đàn chỉ có thể xem bài viết và không thể gửi được góp ý hay ý kiến cá nhân. Vui lòng bạn hãy Đăng Ký để trở thành một thành viên của Văn Đàn, các bạn mới có đầy đủ quyền truy cập trên Văn Đàn. Việc Đăng Ký hoàn toàn miễn phí và rất nhanh chóng.
    Thân!

Thơ Đường Luật Cả hai thể loại thơ “cổ thể” (cổ phong) và “cận thể” (thi luật) cùng song song tồn tại ở đời Đường.

Thiên Sầu
  • Lượt xem 1K
  • Trả lời: 0
Theo dõi cuộc tranh luận của hai tác giả Nguyễn Hùng Vỹ và Nguyễn Khắc Bảo về bài “Văn thúc phụ lễ bộ tham tri phó âm cảm tác” của Nguyễn Hành. Cơ bản thì tôi đồng quan điểm với nội dung bài viết của ông Nguyễn Hùng Vĩ, tôi nghĩ ông Vĩ đã đúng. Ngoại trừ đoạn trích dưới đây ở kỳ II bài “Minh quyên và ...(với bài báo của ông Nguyễn Khắc Bảo)”thì cần bàn lại:

“...Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm. Sách trên viết như sau: (Trích) Trang 110: “Thơ cổ-phong và Thơ Đường-luật – Theo cách làm, chia làm hai thể: 1, Cổ-phong hoặc cổ-thể là thể thơ có trước thời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định; 2, Đường-luật hoặc cận-thể là thể thơ đặt ra tự đời nhà Đường (618-907) phải theo niêm luật nhất định...”.



Phần nội dungthảo luận dưới đây, tôi sẽ trình bày vì sao chưa đúng?

Mục 2.a. Luật thi – Trang 195, cuốn Thi pháp thơ đườngcủa Nguyễn Thị Bích Hải ghi: “Luật thi là thuật ngữ dùng để chỉ thơ bát cú đời Đường gồm “Ngũ ngôn bát cú luật thi” (Ngũ luật) và “Thất ngôn bát cú luật thi(Thất luật)”;

Mục 2. Sự phát triển các thể thơ – trang 59, bộ Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu viết: “… Như vậy, thơ xuất phát từ ca vũ, âm nhạc, nhưng dần tách riêng và phát triển độc lập, ấy cũng nhờ nền móng do Thẩm Thuyên Kỳ và Tống Chi Vấn xây đắp nên từ đầu. Thẩm và Tống kế tục lý luận văn học của Chung Vinh, Thẩm Ước, Lưu Hiệp, hoàn chỉnh thể thơ luật, và khi triều đình đem dùng nó vào ứng chế, khoa cử, lại gia thêm một tầng quy định nghiêm ngặt … Từ đó, hai thể loại thơ hình thành: Một sáng tác theo lối mới, gọi là Cận thể hay Luật thi; một loại sáng tác theo lối cũ, gọi là cổ thể hay cổ phong. Thơ cận thể gồm những bài có số câu nhất định (tứ tuyệt, bát cú), số tiếng trong các câu thống nhất (ngũ ngôn, thất ngôn), phép gieo vần (vận luật) và tiết tấu (thanh luật) đều được quy định rõ ràng chặt chẽ…”

Như vậy, loại hình thơ cổ phong(cổ thể)trên thực tế cùng tồn tại song song với thơ cận thểở đời Đường, thậm chí cổ phongvẫn còn được duy trì cho đến ngày nay ở Trung Quốc và Việt Nam.Thơ cổ phong tuy không có những quy định ngặt nghèo nhưthi luật, nhưng không phải là không có phép tắc gieo vần. Trước khi đưa ra dẫn chứng chứng minh, tôi xin được sơ qua lịch sử thơ Đường,được chia thành 3 giai đoạn:

- Sơ Đường (thời kỳ thành lập, 618-712), thời kỳ này có Trần Tử Ngang được cho là người dương cao ngọn cờ phục cổ,Vương Tích, Vương Bột được tôn là thi thánh (Vương Bột người Việt Nam và làm quan ở Nghệ An, mất tại Nghệ An).

- Thịnh Đường ( thời kỳ thịnh đạt, 713-846), với 3 dòng tư tưởngnổi tiếng:

Dòng lãng mạn với đỉnh cao là Lý Bạch

Dòng hiện thực trữ tình với đỉnh cao là Đỗ Phủ

Dòng hiện thực phê phán với đỉnh cao là Bạch Cư Dị

- Vãn Đường (thời kỳ chuyển biến, 846-907), 3 nhà thơ nổi tiếng nhất thời kỳ này là Đỗ Mục, Lý Thương Ẩn và Ôn Đình Quân

Để tránh dài dòng và trùng lặp về nội dung thảoluận, những gì ông Nguyễn Hùng Vĩ nói rồi, tôi sẽ không nói lại. Ví dụ chứng minh tôi sẽ chỉ đăng trình phần phiên âm tiếng Hán, quý vị nào muốn có nguyên bản bao gồm chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chỉ cần gõ tên bài thơ vào thanh tìm kiếm của Google sẽ có ngay, hoặc vào trang thivien.net thì sẽ có sẵn muôn kiểu dịch thơ người xưa của các nhà dịch thuật đời nay.

Bàn về phép gieo thanh, vận, điệutrong thơ cổ phongkhá phong phú và đã có bóng dáng của thi luật, nhưng không nghiêm ngặt như thi luật:

  1. Gieo vần cách dòng ở câu chẵn (2,4,6,8,...):
DÃ VỌNG

(Ngắm cảnh đồng quê)

Tác giả: Vương Tích (sơ Đường,618 – 712)

Đông cao bạc mộ vọng,
Tỷ ỷ dục hà y.
Thụ thụ giai thu sắc,
Sơn sơn duy lạc huy.
Mục nhân khu độc phản,
Liệp mã đới cầm quy.
Tương cố vô tương thức,
Trường ca hoài thái vi


***

XUÂN NHẬT ỨC LÝ BẠCH

(Ngày xuân nhớ Lý Bạch)

Thơ Đỗ Phủ (thịnh Đường,713-846)

Bạch dã thi vô địch,
Phiêu nhiên tứ bất quần.
Thanh tân Dữu khai phủ,
Tuấn dật Bão tham quân.
Vị bắc xuân thiên thụ,
Giang đông nhật mộ vân.
Hà thời nhất tôn tửu,
Trùng dừ tế luân văn.


b.Bóng dáng gieo vầncủalối thơ ngũ ngôn cận thể (ngũ ngôn thi luật), nhưng trắc bằngvẫn có chỗkhiếm khuyết:

TÒNG QUÂN HÀNH

(bài hát theo quân)

Tác giả: Dương Quýnh (sơ Đường, 618-712)

Phong hỏa chiếu Tây Kinh

Tâm trung tự bất bình

Nha chương từ Phụng khuyết

Thiết kị nhiễu Long thành

Tuyết ám điêu kỳ họa

Phong đa tạp cổ thanh

Ninh vi bách phu trưởng

Thắng tác nhất thư sinh

c. Thơ trường thiên:thanh, vậnđược gieo theotừng khổ thơ, nhưng phương pháp gieo vận suốt bài không nhất quán theo một quy luật. (trích đoạn thôi kẻo dài dòng quá nhé).

XUÂN GIANG HOA NGUYỆT DẠ

(Đêm hoa trăng trên sông xuân)

Tác giả: Trương Nhược Hư (Thời kỳ cổ thể 618 – 712)

Xuân giang triều thuỷ liên hải bình
Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh
Diễm diễm tuỳ ba thiên vạn lý
Hà xứ xuân giang vô nguyệt minh


Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện
Nguyệt chiếu hoa lâm giai tự tiển
Không lý lưu sương bất giác phi
Đinh thượng bạch sa khan bất kiến


Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần
Hạo hạo không trung cô nguyệt luân
Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt
Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân


Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ
Giang nguyệt niên niên chỉ tương tự
Bất tri giang nguyệt đãi hà nhân
Đãn kiến trường giang tống lưu thuỷ


Bạch vân nhất phiến khứ du du
Thanh phong phố thượng bất thăng sầu
Thuỳ gia kim dạ thiên chu tử
Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu
...


d. Thơ thất ngôn bát cú:thanh, điệu, vận gieo theo kỳ(giống như cách gieo vần của Nguyễn Hànhtrong bài “Văn thúc phụ lễ bộ tham tri phó âm cảm tác”)

ĐẰNG VƯƠNG CÁC

(Gác đằng vương)

Tác giả: Vương Bột (sơ Đường, 618-712)

Kỳ nhất

Đằng vương cao các lâm giang chử

Bội ngọc minh toan bãi ca vũ

Họa đống triêu tri Nam phố vân

Châu liêm mộ quyển Tây sơn vũ

Kỳ nhị

Nhàn vân đàm ảnh nhật du du

Vật hoán tinh di kỷ độ thu

Các trung đế tử kim hà tại

Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu

Lời bình:Như vậy, ví dụ mà tôi đưa ra đã chứng minh, mặc dù từ thờisơ Đường, thi luậtdoThẩm Thuyên Kỳ,Tống Chi Vấn hoàn thiện đã được đưa vào áp dụng trong thi cử. Nhưng cho đến thời thịnh Đường (713-846), thể thơ cổ phongvẫn tồn tại và duy trì song song với thể thơ thi luật . Hơn thế nữa, thơ cổ phongcòn được duy trì bởi các thi thánh tiếng tăm như Lý Bạch với bài Đăng Kim Lăng Phụng Hoàng Đài, Anh Vũ châu; Thôi Hiệu với bài Hoàng Hạc lâu; Vương Duy với bài Chước tửu dữ Bùi Địch.

Đỗ Phủ được cho là người vận dụng Thi luật rất nhuần nhuyễn, để đờinhư các bài Vịnh hoài cổ tích, Thu hứng(Thu hứnggồm 8 kỳ, mỗi kỳ đềulà một bài thi luật trọn vẹn)... nhưng vẫn có những bài được sáng tác ở dạng Cổ phong như bài Ngày xuân nhớ Lý Bạchđã đưa làm ví dụ ở trên.

Bàn về chữ “kỳ” phần tuyển tập các bài thơ Đường trong bộ Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu thể hiệnkỳphổ biến nhiều ở hai loại hình:mỗi kỳ 4 câu, mỗi kỳ 8 câu.Nhưng cũng có những kỳ dài tới 12, 14, thậm chí là 30 câu. Điển hình như bàiNguyệt hạ độc chước của Lý Bạch, dài tới 4 kỳ, trong đó có 3 kỳ 14 câu và một kỳ 12 câu. Giữa các kỳ có thể đồng vận hoặc không đồng vận, đồng thanh hoặc không đồng thanh.Đằng vương cáccủa Vương Bột ở trên là ví dụ cho loại kỳ 4 câu, đồng vận, nhưng không đồng trắc bằng (kỳ nhất thanh trắc, kỳ nhị thanh bằng). Xin đưa thêm ví dụ cho loại mỗi kỳ 8 câu, đồng thanh (hai kỳ đều thanh bằng), nhưng không đồng vận (kỳ nhất vận uân, ân; kỳ nhị vận y, i):

KHÚC GIANG

(Sông Khúc)

Tác giả: Đỗ Phủ (thịnh Đường 712-846)

Kỳ nhất.

Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân,
Phong phiêu vạn điểm chính sầu nhân.
Thả khan dục tận hoa kinh nhãn,
Mạc yếm thương đa tửu nhập thần.
Giang thượng tiểu đường sào phí thuý,
Uyển biên cao trủng ngoạ kỳ lân.
Tế suy vật lý tu hành lạc,
Hà dụng phù danh bạn thử thân
.

Kì nhị.

Triều hồi nhật nhật điển xuân y,
Mỗi nhật giang đầu tận tuý quy.
Tửu trái tầm thường hành xứ hữu,
Nhân sinh thất thập cổ lai hy.
Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện,
Ðiểm thuỷ thanh đình khoản khoản phi.
Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển,
Tạm thời tương thưởng mạc tương vy


Có lẽnên hiểukỳlàmột phân khúc, hay một trường đoạn.Xem những bài thơ được phân kỳ của các cổ nhân, tôi thấy nội dung của mỗi kỳ, tuy chưatìm thấy tài liệu nào quy định cụ thểvề kỳnhư thi luật, nhưnggiường nhưmỗi kỳđều hội đủ đề, thực, luận, kết. Nghĩa là nếu tách ra, kỳ tự nhiên biến thành một bài thơ (tứ tuyệt, bát cú, trường thiên). Hình nhưdo đặc điểm này của kỳ, khiến cho ông Nguyễn Khắc Bảo đã có sự nhầm lẫn,một bài ngỡ làhai bài chăng?

====

Tài liệu tham khảo:

  • Đường thi tuyển dịch – Lê Nguyễn Lưu
  • Thi pháp thơ Đường –Nguyễn Thị Bích Hải


PHAN LAN HOA
 
Top Bottom