Cáo tật thị chúng
Nguyên tác: Mãn Giác thiền sư
Thư pháp bởi Nguyễn Quốc Đoan
Tài Lê sưu tầm
Tranh thơ bởi Cát Vân
Cáo tật thị chúng
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai.
--Bản dịch của Hoà Thượng Quãng Độ--
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết
Ðêm qua sân trước một cành mai
--Bản dịch của Nguyễn Tấn Hưng--
Cáo bệnh dặn bảo các môn đồ
Xuân đi trăm thứ hoa tàn,
Xuân về lại thấy rộn ràng muôn hoa.
Việc đời chớp mắt thoảng qua,
Thoáng thôi, tóc đã sương pha rối bời.
Chớ hiềm xuân cỗi hoa rơi,
Ðêm qua nở một cành mai trước thềm.
--Lời bình của Nguyễn Trí Trung--
(Trích từ Cáo Tật Thị Chúng Và Ẩn Ngữ Của Nền Văn Hóa Phương Đông của Nguyễn Chí Trung)
Cáo Tật Thị Chúng của Mã Giác Thiền sư thực là một tuyên ngôn triết học mang đầy tính chất đặc trưng của nền văn hóa của phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, đặc biệt là văn hóa thời Lý-Trần. Nhưng đây không phải là một thứ tuyên ngôn triết học được xây dựng bằng những hệ thống khái niệm trừu tượng, con đẻ của tinh thần phân tích lý trí như thường thấy trong các hệ thống triết học của phương Tây. Trái lại, đây là một văn bản triết học được sáng tạo bằng trực giác thẩm mỹ qua những hình tượng và ngôn ngữ nghệ thuật đầy chất thơ, chất thiền. Cái đẹp của bài kệ cũng là cái đẹp của sự thống nhất ba phạm trù Chân, Thiện, Mỹ trong cùng một Thực Tại Tối Cao, cũng như của sự cảm thông, hòa hợp giữa khách thể với chủ thể ...
Đẹp thay, một cành mai của sự giải thoát và thực chứng. Và mãi cho đến tận ngày nay, khi sự tôn sùng lý trí khoa học được đẩy lên đến tột đỉnh, cành mai Mãn Giác ấy vẫn rung rinh bừng nở trước sân như một biểu tượng bất diệt của cái đẹp Uyên Nguyên toát ra từ sự thực chứng sâu sắc về bản chất của thế giới thực tại. Và đó cũng là một trong những cành mai đẹp nhất của khu vườn văn học phương Đông.
Mai ở trong tâm hồn tôi hay ở ngoài trời?
Tất cả chỉ là Một.
Chú thích:
Mãn Giác thiền sư (1052-1096) tên là Lý Trường, người đất Lũng Triền, hương An Cách, là con của Trung Thư Ngoại Lang Lý Hoài Tố. Ham học, thông hiểu cả Nho lẫn Phật. Khoảng năm 1076-1084 xuất gia, được Quản Trí thiền sư chùa Quán Đỉnh truyền tâm ấn . Vua Lý Nhân Tôn xây chùa bên cạnh cung Cảnh Hưng mời sư đến trụ trì để tiện hỏi han. Ngày 30 tháng 11 năm Hội Phong thứ 5 (1096) sư cáo bệnh, gọi môn đồ lại đọc bài kệ trên rồi mất. Vua sắc thuỵ là Mãn Giác.
Nguyên tác: Mãn Giác thiền sư

Thư pháp bởi Nguyễn Quốc Đoan
Tài Lê sưu tầm

Tranh thơ bởi Cát Vân
Cáo tật thị chúng
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai.
--Bản dịch của Hoà Thượng Quãng Độ--
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết
Ðêm qua sân trước một cành mai
--Bản dịch của Nguyễn Tấn Hưng--
Cáo bệnh dặn bảo các môn đồ
Xuân đi trăm thứ hoa tàn,
Xuân về lại thấy rộn ràng muôn hoa.
Việc đời chớp mắt thoảng qua,
Thoáng thôi, tóc đã sương pha rối bời.
Chớ hiềm xuân cỗi hoa rơi,
Ðêm qua nở một cành mai trước thềm.
--Lời bình của Nguyễn Trí Trung--
(Trích từ Cáo Tật Thị Chúng Và Ẩn Ngữ Của Nền Văn Hóa Phương Đông của Nguyễn Chí Trung)
Cáo Tật Thị Chúng của Mã Giác Thiền sư thực là một tuyên ngôn triết học mang đầy tính chất đặc trưng của nền văn hóa của phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, đặc biệt là văn hóa thời Lý-Trần. Nhưng đây không phải là một thứ tuyên ngôn triết học được xây dựng bằng những hệ thống khái niệm trừu tượng, con đẻ của tinh thần phân tích lý trí như thường thấy trong các hệ thống triết học của phương Tây. Trái lại, đây là một văn bản triết học được sáng tạo bằng trực giác thẩm mỹ qua những hình tượng và ngôn ngữ nghệ thuật đầy chất thơ, chất thiền. Cái đẹp của bài kệ cũng là cái đẹp của sự thống nhất ba phạm trù Chân, Thiện, Mỹ trong cùng một Thực Tại Tối Cao, cũng như của sự cảm thông, hòa hợp giữa khách thể với chủ thể ...
Đẹp thay, một cành mai của sự giải thoát và thực chứng. Và mãi cho đến tận ngày nay, khi sự tôn sùng lý trí khoa học được đẩy lên đến tột đỉnh, cành mai Mãn Giác ấy vẫn rung rinh bừng nở trước sân như một biểu tượng bất diệt của cái đẹp Uyên Nguyên toát ra từ sự thực chứng sâu sắc về bản chất của thế giới thực tại. Và đó cũng là một trong những cành mai đẹp nhất của khu vườn văn học phương Đông.
Mai ở trong tâm hồn tôi hay ở ngoài trời?
Tất cả chỉ là Một.
Chú thích:
Mãn Giác thiền sư (1052-1096) tên là Lý Trường, người đất Lũng Triền, hương An Cách, là con của Trung Thư Ngoại Lang Lý Hoài Tố. Ham học, thông hiểu cả Nho lẫn Phật. Khoảng năm 1076-1084 xuất gia, được Quản Trí thiền sư chùa Quán Đỉnh truyền tâm ấn . Vua Lý Nhân Tôn xây chùa bên cạnh cung Cảnh Hưng mời sư đến trụ trì để tiện hỏi han. Ngày 30 tháng 11 năm Hội Phong thứ 5 (1096) sư cáo bệnh, gọi môn đồ lại đọc bài kệ trên rồi mất. Vua sắc thuỵ là Mãn Giác.