• Kể từ khi các bạn đọc được Thông báo này. Tất cả Khách truy cập trên Văn Đàn chỉ có thể xem bài viết và không thể gửi được góp ý hay ý kiến cá nhân. Vui lòng bạn hãy Đăng Ký để trở thành một thành viên của Văn Đàn, các bạn mới có đầy đủ quyền truy cập trên Văn Đàn. Việc Đăng Ký hoàn toàn miễn phí và rất nhanh chóng.
    Thân!

Việt Cổ Thi Chu Trung

Thiên Sầu
  • Lượt xem 700
  • Trả lời: 0
Chu trung
Nguyên tác: Huyền Quang
chutrung.jpg

Tài Lê sưu tầm


Thư pháp: Nguyễn Quốc Đoan

Chu Trung
Nhất diệp biên chu hồ hải khách,
Sanh xuất vi hàng phong thích thích.
Vi mang tứ cố vãn triều sinh,
Giang thủy liên thiên nhất âu bạch.
--Bản dịch của Nguyễn Tấn Hưng--
Trong thuyền
Sông hồ nổi chiếc thuyền nan
Chèo ... xao xác gió qua hàng cỏ lau
Ngọn triều bốn phía lên mau
Thênh thang trời nước cánh âu an nhàn.
--Bản dịch của Đinh Văn Chấp (Tạp chí Nam Phong)
TRONG THUYỀN
Dấu khách giang hồ thuyền một lá,
Hàng lau lách gió chèo thong thả.
Bốn bề trông quạnh ngọn triền lên,
Nước biếc liền trời âu trắng xoá.
-- Bản dịch của NguyễnTâmHàn --
Thuyền con một mảnh trên hồ
Mái chèo khua nước ven bờ cỏ lau
Mênh mông triều lớn dâng mau
Trời xa một cánh hải âu trắng ngần
--Lưọc sử
ĐỆ TAM TỔ TÔN GIẢ HUYỀN QUANG
(1254-1334)


Tôn giả họ Lý, tên Đạo Tái, sinh năm Giáp Dần, niên hiệu Nguyên Phong thứ IV (1254) đời vua Trần Thái Tông, chính quán: làng Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay là tỉnh Hà bắc). Thân phụ là Lý Tuệ Tổ, dòng dõi trâm anh thế phiệt, có công đánh giặc Chiêm Thành, nhưng không ra làm quan. Thân mẫu họ Lê là người hiền đức. Ngài có tướng mạo của bậc siêu nhân, bản tính thông minh, thuộc loại \\\"sinh nhi tri tri\\\", nên được cha mẹ yêu quí.

Niên hiệu Bảo Phù thứ II năm Giáp Tuất (1274) đời vua Thánh Tông, ngài tròn 20 tuổi, đỗ khoa thi Hương, và năm sau (1275) đậu thủ khoa kỳ thi Hội, được cử vào viện Hàn Lâm. Ngài thường phụng mệnh triều đình tiếp sứ thần phương bắc (Trung Hoa), nổi tiếng về văn thơ.
Khi chưa thi đỗ, cha mẹ có ý kén người đính hôn, nhưng gặp sự trắc trở mãi. Đến khi thi đậu thì các nhà phú quí dành nhau gả con gái cho, vua cũng gọi gả công chúa nhưng ngài đều từ chối. Vốn có con mắt của bậc siêu phàm, ngài chán ngán cảnh cao sang quyền quí, nhìn đời khác nào như là vàng mùa thu, mây trắng mùa hạ; tình người ấm lạnh:
\\\"Khó khăn thì chẳng ai nhìn


Đến khi đỗ trạng trăm nghìn nhân duyên!\\\"

Ngài thường tháp tùng vua Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) nghe Đệ nhị tổ Pháp Loa giảng kinh. Từ đó ngài có ý định phát tâm xuất gia tu Đạo Giải Thoát.
Niên hiệu Hưng Long thứ XIII năm Ất Tỵ (1305) đời vua Anh Tông, năm ấy ngài đã 51 tuổi dâng sớ lên vua xin từ quan, đi tu, đến ở chùa (núi) Vũ Ninh do Thiền sư Bảo Phác trụ trì, xin thế phát qui y.
Niên hiệu Hưng Long thứ XIV năm Bính Ngọ (1306), Đệ nhị tổ tôn giả Pháp Loa được lập làm giảng sư chùa Siêu Loại, theo sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, thì \\\"… Huyền Quang cũng đi theo thiền sư Bảo Phác về dự lễ này. Trúc Lâm (tức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông) gặp lại Huyền Quang trong hình thái tăng sĩ rất mừng, biết Huyền Quang là một văn tài, liền đề nghị Bảo Phác để Huyền Quang lại phụ tá với mình. Từ đó, Huyền Quang tùy tòng Trúc Lâm trong 2 năm, bởi vì cuối năm 1308 thì Trúc Lâm tịch. Trong 2 năm đó, Trúc Lâm đã nhờ Huyền Quang soạn những sách thực dụng sau đây lưu hành trong giáo hội Trúc Lâm:
1/ Chư Phẩm Kinh: tuyển tập của những phẩm kinh thiết yếu và thực dụng.
2/ Công Văn Tập: tuyển tập những bài văn sớ, điệp dùng trong các nghi lễ Phật Giáo.
3/ Thích Khoa Giáo: tập sách giáo khoa và Đạo Phật.
Tổ Gia Thực lục chép rằng \\\"Trúc lâm rất bằng lòng bản thảo Thích Khoa Giáo, vua ngự bút phê như sau: \\\"Phàm sách đã qua tay Huyền Quang biên soạn hiệu khảo rồi thì không thể thêm hay bớt một chữ nào nữa\\\". Trúc Lâm liền bảo thợ cho khác chữ in những sách ấy. Các sách này hẳn cũng đã được đưa vào Đại Tạng Đời Trần. Huyền Quang cũng đã được Trúc Lâm cho đi vân du khắp nước thăm danh lam và thỉnh thoảng đăng đàn thuyết pháp. Có lần Huyền Quang được Trúc Lâm cho ngồi trên pháp tòa làm bằng trầm hương của mình để giảng kinh. Sau đó, ngài được Đệ nhị tổ Pháp Loa truyền tâm ấn, lập làm trụ trì chùa Vân Yên núi Yên Tử. Mến phục sức học quảng bác của ngài, tăng, ni theo về học đến khoảng 1000 vị. Chính trong thời gian này Huyền Quang sáng tác bài phú bằng chữ nôm vịnh chùa Hoa Yên gọi là Vịnh Hoa Yên Tử Phú. (Sđd, trang 401, 402)
Niên hiệu Hưng long thứ XXI, ngày rằm tháng giêng năm Quí Sửu, (1313), vua Anh Tông thỉnh ngài về chùa Báo Ân giảng kinh Lăng Nghiêm. Sau đó, ngài dâng sớ lên vua, xin về quê hương thăm cha mẹ. \\\"Hồi đó ông đã 60 tuổi, muốn gần gũi hai vị trong một thời gian, ông đã lập một ngôi chùa ngay trong làng, sát mé tây nhà cha mẹ đặt tên là chùa Đại Bi. Nghe ông lập chùa, nhiều người ở kinh đô về ủng hộ. Ngày khánh thành chùa, ông mở pháp hội lớn, mời chư tăng bốn phương về tham dự. Hàng vạn người tham dự đại hội tổ chức bảy ngày bảy đêm. Những phẩm vật và tiền bạc dâng cúng, ông đem ra cúng dường chư tăng và tặng phát cho người nghèo khổ. Có lẽ pháp hội này được tổ chức trong dịp đại lễ Vu Lan rằm tháng bảy, mùa báo hiếu cha mẹ\\\". (VNPGSL trang 402)
Sau đó, ngài trở về ở chùa Thanh Mai trong 6 năm, rồi về trụ trì chùa Tư Phúc ở Côn Sơn giáo hóa đồ chúng. Ngài tịch ngày 23 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334), trụ thế 80 năm. Vua Minh Tông phong tước hiệu là TRÚC LÂM ĐỆ TAM TỰ PHÁP HUYỀN QUANG TÔN GIẢ, và ngự bút đề tặng tôn giả bài thơ năm chữ dài 28 câu[292] (xin xem chú thích)
Những tác phẩm của Ngài:
Ngọc Tiên Tập.


Chư Phẩm Kinh.



Công Văn Tập.



Phổ Tuệ Ngữ Lục.
 
Top Bottom