Cúc
Nguyên tác: Trịnh Cốc
菊
郑谷
王孙莫把比蓬蒿
九日枝枝近鬓毛
露湿秋香满池岸
由来不羡瓦松高
Cúc
Trịnh Cốc
Vương tôn mạc bả tỉ bồng hao
Cửu nhật chi chi cận mấn mao
Lộ thấp thu hương mãn trì ngạn
Do lai bất tiện ngõa tùng cao
Chú thích: 1/ Cửu nhật, tức lễ hội Trùng Dương nhằm ngày 9 tháng 9 âm lịch. 2/ Ngõa tùng, nhà thơ Thôi Dung đời sơ Đường, trong lời tựa cho bài “Ngõa Tùng Phú” có viết: “Cây ngõa tùng ở quán Sùng Văn do nước mưa trên mái tranh sinh ra, mọc ngay trên mái nhà. Vì hình dạng giống cây tùng (thông), lại mọc trên mái nhà, nên tục gọi là ngõa tùng”. Thứ cây này VN ta không có, nên không có chữ tương đương để dịch.
--Dịch nghĩa:--
Hoa Cúc
Công tử đừng lấy [hoa cúc] so sánh với cỏ bồng và cỏ hao.
Vì đến lễ hội mùng 9 tháng 9, cành cúc chi chít cao đụng tới tóc mai.
Hoa đẫm sương móc, hương thơm ngào ngạt bờ ao thu.
Do đó không còn ham muốn xem ngõa tùng trên [mái] cao nữa.
--Bản dịch của Nguyễn Minh--
Công tử đừng so với cỏ hao
Chạm đầu tháng chín cành vươn chào
Hoa tươi hương ngát ao thu rộng
Chẳng thiết ngõa tùng trên mái cao
--Bản dịch của Nguyễn phước Hậu--
Đừng so cúc với cỏ bồng
Trùng dương ngày hội càng vươn chạm đầu.
Bờ thu hương móc ngạt ngào
Không ham xem ngoã tùng cao mái nhà.
Nguyên tác: Trịnh Cốc
菊
郑谷
王孙莫把比蓬蒿
九日枝枝近鬓毛
露湿秋香满池岸
由来不羡瓦松高
Cúc
Trịnh Cốc
Vương tôn mạc bả tỉ bồng hao
Cửu nhật chi chi cận mấn mao
Lộ thấp thu hương mãn trì ngạn
Do lai bất tiện ngõa tùng cao
Chú thích: 1/ Cửu nhật, tức lễ hội Trùng Dương nhằm ngày 9 tháng 9 âm lịch. 2/ Ngõa tùng, nhà thơ Thôi Dung đời sơ Đường, trong lời tựa cho bài “Ngõa Tùng Phú” có viết: “Cây ngõa tùng ở quán Sùng Văn do nước mưa trên mái tranh sinh ra, mọc ngay trên mái nhà. Vì hình dạng giống cây tùng (thông), lại mọc trên mái nhà, nên tục gọi là ngõa tùng”. Thứ cây này VN ta không có, nên không có chữ tương đương để dịch.
--Dịch nghĩa:--
Hoa Cúc
Công tử đừng lấy [hoa cúc] so sánh với cỏ bồng và cỏ hao.
Vì đến lễ hội mùng 9 tháng 9, cành cúc chi chít cao đụng tới tóc mai.
Hoa đẫm sương móc, hương thơm ngào ngạt bờ ao thu.
Do đó không còn ham muốn xem ngõa tùng trên [mái] cao nữa.
--Bản dịch của Nguyễn Minh--
Công tử đừng so với cỏ hao
Chạm đầu tháng chín cành vươn chào
Hoa tươi hương ngát ao thu rộng
Chẳng thiết ngõa tùng trên mái cao
--Bản dịch của Nguyễn phước Hậu--
Đừng so cúc với cỏ bồng
Trùng dương ngày hội càng vươn chạm đầu.
Bờ thu hương móc ngạt ngào
Không ham xem ngoã tùng cao mái nhà.