Cửu Khách
Nguyên tác: Đỗ Phủ
久客
杜甫
羈旅知交態
淹流見俗情
衰顏聊自哂
小使最相輕
去國哀王璨
傷時哭賈生
狐狸何足道
豺虎正縱橫
Cơ lữ tri giao thái
Yêm lưu kiến tục tình
Suy nhan liêu tự thẩn
Tiểu lại tối tương khinh
Khứ quốc ai Vương Xán
Thương thì khồc Giả Sinh
Hồ ly hà túc đạo
Sài hổ chình tung hoành
Đỗ Phủ
Dịch nghĩa:
(ở lâu nơi đất khách)
(có ở nhờ mới biết lòng bạn bè)
(sống mãi bên người mới biết tình đời)
(tự cười cho cái bản mặt già khằn)
(làm chức nhỏ mà khinh người quá)
(thương cho Vương Xán phải bỏ nước)
(khóc tiếc cho Giả Sinh không gặp thời)
(lũ chồn cáo nói tới làm chi)
(vì đang là lúc bọn sói cọp đang ngang dọc)
Ghi chú: Vương Xán, người đời Tam Quốc, văn hay. Làm quan cho Lưu Biễu ở Kinh Châu. Khi Tào Tháo đoạt Kinh Châu, ông làm quan cho y.
Giả Sinh, tức Giả Nghị, người đời Hậu Hán, tuổi trẻ tài cao, được vua trọng dụng, nhưng bị bọn đại thần bảo thủ dèm pha, đưa đi làm thái phó ở những nơi xa xôi.
Ông buồn rầu, bất đắc chí, chết năm mới 33 tuổi.
--Bản dịch của SongNguyễn HànTú--
Ở Lâu Nơi Đất Khách
Gặp bĩ cực mới hiểu tình bằng hữu
Có sống lâu mới rõ được thói đời
Tự cười mình vẻ nhăn nhó khó coi
Chức quan mọn mà đặt bày lớn lối
Thương Vương Xán chịu hẩm hiu đất mới
Tội Giả Sinh bị hụt hẫng đường trần
Lũ cáo, chồn đâu màng tới...chả cần
Loài sói, cọp đang nghênh ngang khắp chốn
--Bản dịch của Nguyễn phước Hậu--
Ăn nhờ sống gởi tri giao,
Ở lâu mới biết ra sao sự tình.
Mặt già, mình tự cười mình,
Cho tên quan nhỏ rẻ khinh tõ tường.
Về quê buồn nhớ chàng Vương,
Gẫm xem thời thế đoạn trường Giả sinh.
Nói chi lủ cáo chồn tinh,
Được thời sói cọp mặc tình dọc ngang.
--Bản dịch của Nguyễn Minh--
Gặp khó khăn mới biết tình bè bạn
Có ở lâu mới biết tính thế gian
Mặt nhăn nheo tự ngắm riễu bản thân
Kìa quan nhỏ mà khinh người quá đáng
Sầu mất nước, cảm thương người Vương Xán
Không gặp thời, ai oán cho Giả Sinh
Nói làm chi cái bọn hồ ly tinh
Đang là lúc hổ lang khoe nanh vuốt.
--Bản dịch của Anh Nguyên--
Khách ở lâu
Sống nhờ, tình bạn mới hay,
Ở lâu mới thấy đổi thay tình đời.
Mặt mày hốc hác bạn cười,
Chức thường mà lại khinh người quá thay!
Buồn, Vương-Xán bỏ nước ngay,
Thương đời, Giả-Nghị thường hay khóc nhiều.
Cáo chồn, chẳng nói một điều,
Những loài sói cọp hiêu hiêu tung hoành...
--Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu--
Sống gửi hay tình bạn,
Ở lâu biết thói đời.
Mặt già riêng nửa dáng,
Lại nhỏ rất khinh người.
Vương Xán buồn xa nước,
Giả sinh khóc tiếc thời.
Cáo chồn đâu đáng kể,
Sói cọp vẫy vùng chơi !
--Bản dịch của Viên Thu--
Sống nhờ bạn mới rõ nhân sinh,
Gần gũi bên nhau thấu thói tình.
Mặt mũi héo xàu đành tự giễu,
Quan bồi nhỏ nhít cũng cao khinh.
Buồn xa quê quán như Vương Xán,
Khóc tiếc thế thời tựa Giả Sinh.
Lũ cáo chồn thôi đừng kể đến,
Đang khi sói cọp tận tung hoành.
-- Bản dịch của Lâm trung Phú --
Trọ mãi hay lòng bạn
Ở hoài thấy thói đời !
Yếu già mới tự bỡn
Quan nhỏ thường khinh người
Vương Xán đau xa xứ
Giả Sinh khóc xót đời
Đường nào chân lũ cáo !
Sói hổ dọc ngang trời !!!
Nguyên tác: Đỗ Phủ
久客
杜甫
羈旅知交態
淹流見俗情
衰顏聊自哂
小使最相輕
去國哀王璨
傷時哭賈生
狐狸何足道
豺虎正縱橫
Cơ lữ tri giao thái
Yêm lưu kiến tục tình
Suy nhan liêu tự thẩn
Tiểu lại tối tương khinh
Khứ quốc ai Vương Xán
Thương thì khồc Giả Sinh
Hồ ly hà túc đạo
Sài hổ chình tung hoành
Đỗ Phủ
Dịch nghĩa:
(ở lâu nơi đất khách)
(có ở nhờ mới biết lòng bạn bè)
(sống mãi bên người mới biết tình đời)
(tự cười cho cái bản mặt già khằn)
(làm chức nhỏ mà khinh người quá)
(thương cho Vương Xán phải bỏ nước)
(khóc tiếc cho Giả Sinh không gặp thời)
(lũ chồn cáo nói tới làm chi)
(vì đang là lúc bọn sói cọp đang ngang dọc)
Ghi chú: Vương Xán, người đời Tam Quốc, văn hay. Làm quan cho Lưu Biễu ở Kinh Châu. Khi Tào Tháo đoạt Kinh Châu, ông làm quan cho y.
Giả Sinh, tức Giả Nghị, người đời Hậu Hán, tuổi trẻ tài cao, được vua trọng dụng, nhưng bị bọn đại thần bảo thủ dèm pha, đưa đi làm thái phó ở những nơi xa xôi.
Ông buồn rầu, bất đắc chí, chết năm mới 33 tuổi.
--Bản dịch của SongNguyễn HànTú--
Ở Lâu Nơi Đất Khách
Gặp bĩ cực mới hiểu tình bằng hữu
Có sống lâu mới rõ được thói đời
Tự cười mình vẻ nhăn nhó khó coi
Chức quan mọn mà đặt bày lớn lối
Thương Vương Xán chịu hẩm hiu đất mới
Tội Giả Sinh bị hụt hẫng đường trần
Lũ cáo, chồn đâu màng tới...chả cần
Loài sói, cọp đang nghênh ngang khắp chốn
--Bản dịch của Nguyễn phước Hậu--
Ăn nhờ sống gởi tri giao,
Ở lâu mới biết ra sao sự tình.
Mặt già, mình tự cười mình,
Cho tên quan nhỏ rẻ khinh tõ tường.
Về quê buồn nhớ chàng Vương,
Gẫm xem thời thế đoạn trường Giả sinh.
Nói chi lủ cáo chồn tinh,
Được thời sói cọp mặc tình dọc ngang.
--Bản dịch của Nguyễn Minh--
Gặp khó khăn mới biết tình bè bạn
Có ở lâu mới biết tính thế gian
Mặt nhăn nheo tự ngắm riễu bản thân
Kìa quan nhỏ mà khinh người quá đáng
Sầu mất nước, cảm thương người Vương Xán
Không gặp thời, ai oán cho Giả Sinh
Nói làm chi cái bọn hồ ly tinh
Đang là lúc hổ lang khoe nanh vuốt.
--Bản dịch của Anh Nguyên--
Khách ở lâu
Sống nhờ, tình bạn mới hay,
Ở lâu mới thấy đổi thay tình đời.
Mặt mày hốc hác bạn cười,
Chức thường mà lại khinh người quá thay!
Buồn, Vương-Xán bỏ nước ngay,
Thương đời, Giả-Nghị thường hay khóc nhiều.
Cáo chồn, chẳng nói một điều,
Những loài sói cọp hiêu hiêu tung hoành...
--Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu--
Sống gửi hay tình bạn,
Ở lâu biết thói đời.
Mặt già riêng nửa dáng,
Lại nhỏ rất khinh người.
Vương Xán buồn xa nước,
Giả sinh khóc tiếc thời.
Cáo chồn đâu đáng kể,
Sói cọp vẫy vùng chơi !
--Bản dịch của Viên Thu--
Sống nhờ bạn mới rõ nhân sinh,
Gần gũi bên nhau thấu thói tình.
Mặt mũi héo xàu đành tự giễu,
Quan bồi nhỏ nhít cũng cao khinh.
Buồn xa quê quán như Vương Xán,
Khóc tiếc thế thời tựa Giả Sinh.
Lũ cáo chồn thôi đừng kể đến,
Đang khi sói cọp tận tung hoành.
-- Bản dịch của Lâm trung Phú --
Trọ mãi hay lòng bạn
Ở hoài thấy thói đời !
Yếu già mới tự bỡn
Quan nhỏ thường khinh người
Vương Xán đau xa xứ
Giả Sinh khóc xót đời
Đường nào chân lũ cáo !
Sói hổ dọc ngang trời !!!