Xin được trao đổi với tác giả bài báo "Mạo danh thư pháp để làm "bẩn" chữ Quốc ngữ? " và Ngài Giáo sư Trần Trí Dõi (Ở nước ngoài, tôi thấy người ta gọi tầm cỡ Giáo sư bằng "Ngài", nên cũng gọi thế cho phải phép). Trước hết, tôi, với tư cách một độc giả, đọc và suy ngẫm về cái gọi là "Không được mạo danh thư pháp để làm bẩn chữ Quốc ngữ!", thấy rằng: Ở đây đúng là quý vị đang làm BẨN chữ Quốc ngữ thật! Xin được mạo muội chứng minh động cơ lẫn hành động "làm bẩn chữ Quốc ngữ" của tác giả bài báo và Ngài giáo sư Trần Trí Dõi:
1. Ngay trong cái sapo của bài báo có viết "Ngoài chữ Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Nôm, thư pháp còn được chuyển tải qua tiếng Anh, tiếng Đức và chưa biết chừng sẽ có cả thư pháp… chữ Arab cũng nên." Xin thưa rằng, có lẽ quá vì sự thanh cao của mình mà tác giả bào báo đã ngây ngô hoặc chả biết gì về điều mình nói. Thư pháp Ả Rập là một khía cạnh của nghệ thuật Hồi giáo đã được phát triển song song với đạo Hồi và ngôn ngữ Ả Rập. Thư pháp Ả Rập/Ba Tư có quan hệ với các trang trí nghệ thuật Hồi giáo trên tường và trần của các nhà thờ Hồi giáo cũng như trên các trang kinh sách. Các nghệ sĩ đương đại của thế giới Hồi giáo đã học hỏi từ các di sản thư pháp để sử dụng trong các tác phẩm của mình. Nếu như dụng công và có chút hiểu biết, chắc hẳn tác giả của bài báo sẽ có chút bình tâm và dụng công lên mạng vào Google để tìm kiếm và tìm hiểu, hay chịu khó ghé thư viện đọc vài cuốn sách liên quan đến lĩnh vực này, chứ không hồ đồ và vô liên sĩ để môi giới ngôn ngữ bằng việc viện dẫn sự hình thành chữ Quốc ngữ. Cái căn cứ khoa học mà tác giả bài báo viện vào là những xác trí tuệ của Alexandre De Rhodes cũng chưa đủ để thuyết phục ai. Nếu như tác giả bài báo thông minh hơn chút nữa, viết lại y chang những chi tiết như có trao đổi với tôi hôm ở cà phê Không Lời, chắc hẳn anh sẽ không khép tội...cho mình! Bởi lẽ, anh cũng chính là tác giả của những bài báo a dua cho phong trào mà anh gọi là "mạo danh" kia. Như thế, thì xin hỏi anh Mai Quốc Ấn - sinh viên báo chí - Tác giả bài báo nói trên: Anh có phải là tội nhân môi giới ngôn ngữ, lăng mạ chữ mẹ đẻ, nhổ toẹt vào di sản ông cha? Hay anh đang mạo danh nhà báo để hạ bệ những người đã từng là bạn anh, đã từng được/bị anh đưa lên báo trong một trường cảnh/hoàn cảnh khác? Hay còn một cơ sự bình phong nào khác?
2. Anh Mai Quốc Ấn viết: "Với vài kỹ xảo cơ bản của thư pháp Hán, một chút khéo tay và sáng tạo, cả việc khéo léo PR cho bản thân, người ta có thể tự biến mình thành một “thư pháp gia” khả kính trong con mắt nhiều người trong khi nền tảng văn hóa lại chưa đáp ứng được việc lý giải những gì mình viết ra. Nhiều bức chữ được cố ý tạo hình quá đáng, thậm chí còn không đọc được, phải chăng “thư pháp Việt ngữ” đang góp phần làm… tối nghĩa tiếng Việt bằng cách “bóp méo” chữ viết trong khi chúng ta đang kêu gọi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.". Nếu tôi không nhầm và không có cái tư duy bất thiện như anh thì tôi còn nhớ và còn lưu khá nhiều bài báo của anh, trong tư cách của một "Trung Ngôn" dẫn đạo để PR cho thư pháp chữ Việt. Chẳng hay, cơ sự gì, hoặc động cơ gì khiến anh quay lưng 180 độ thế? Tôi rất trân trọng anh trong tư cách những người bạn, càng trân trọng anh hơn khi anh là một người trẻ đang theo học báo chí - một tầng lớp trí thức phát ngôn cho nhiều giai cấp xã hội Việt Nam, thế mà, quan điểm chính trị và góc nhìn văn hóa của anh lại "rung rinh" như một chồi non oặt ẹo trước cơn gió nồm nam hây hẩy.
3. Mục [3] này xin có đôi lời với Ngài giáo sư Trần Trí Dõi. Thưa Ngài, là một Giáo sư Chủ nhiệm Khoa ngôn ngữ học của một trường đại học danh tiếng, mà ngài cho rằng: "chỉ cách viết chữ Hán mới có đủ các điều kiện để gọi là “thư pháp” vì đây là chữ tượng hình", thì tôi lấy làm nghi ngờ cái danh vị giáo sư hay giáo...hư của ngài quá! (Mượn cách nói Thư pháp hay thư...ngáp của anh Mai Quốc Ấn). Ngài thừa biết là trong tổng số các chữ Hán, chữ tượng hình chỉ khiêm tốn chiếm không đầy 1/3 số lượng, còn lại là Chữ Chỉ Sự (指事文字), Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự 會意文字), Chữ Hình Thanh (形聲文字), Chữ Chuyển Chú (轉注文字), Chữ Giả Tá (假借文字), thế mà ngài vẫn dùng cách của những người dùng uy quyền tuổi tác, uy vũ danh vị mà phang lên trang viết những câu chữ ngây ngô. Phải chăng ngài đang coi thường người đọc hay là ngài được ai đó lừa phỉnh câu cú trên báo chí? Xin ngài nói rõ để không những độc giả được thỏa mãn, mà còn cả hàng trăm học trò của ngài nhiều thế hệ được học dưới lời giảng của ngài.
Thưa ngài giáo sư và tác giả bài báo,
Tôi chỉ là một bạn đọc, và cũng có chút đam mê với Thư pháp chữ Việt, nhưng không vì thế mà phải lên tiếng trả lời ngài. Nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật thì không còn là sự thật. Hi vọng, người đọc sẽ không bị những hằn học cá nhân, những góc nhìn hạn hẹp, những quan điểm quy chụp, những luận điệu phán xử, mà phải đọc những câu chữ mang tính chiếm đoạt thời gian của họ. Chân thành đội ơn giáo sư và tác giả bài báo kia nếu quý vị làm được như thế.
Trịnh Tuấn.
1. Ngay trong cái sapo của bài báo có viết "Ngoài chữ Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Nôm, thư pháp còn được chuyển tải qua tiếng Anh, tiếng Đức và chưa biết chừng sẽ có cả thư pháp… chữ Arab cũng nên." Xin thưa rằng, có lẽ quá vì sự thanh cao của mình mà tác giả bào báo đã ngây ngô hoặc chả biết gì về điều mình nói. Thư pháp Ả Rập là một khía cạnh của nghệ thuật Hồi giáo đã được phát triển song song với đạo Hồi và ngôn ngữ Ả Rập. Thư pháp Ả Rập/Ba Tư có quan hệ với các trang trí nghệ thuật Hồi giáo trên tường và trần của các nhà thờ Hồi giáo cũng như trên các trang kinh sách. Các nghệ sĩ đương đại của thế giới Hồi giáo đã học hỏi từ các di sản thư pháp để sử dụng trong các tác phẩm của mình. Nếu như dụng công và có chút hiểu biết, chắc hẳn tác giả của bài báo sẽ có chút bình tâm và dụng công lên mạng vào Google để tìm kiếm và tìm hiểu, hay chịu khó ghé thư viện đọc vài cuốn sách liên quan đến lĩnh vực này, chứ không hồ đồ và vô liên sĩ để môi giới ngôn ngữ bằng việc viện dẫn sự hình thành chữ Quốc ngữ. Cái căn cứ khoa học mà tác giả bài báo viện vào là những xác trí tuệ của Alexandre De Rhodes cũng chưa đủ để thuyết phục ai. Nếu như tác giả bài báo thông minh hơn chút nữa, viết lại y chang những chi tiết như có trao đổi với tôi hôm ở cà phê Không Lời, chắc hẳn anh sẽ không khép tội...cho mình! Bởi lẽ, anh cũng chính là tác giả của những bài báo a dua cho phong trào mà anh gọi là "mạo danh" kia. Như thế, thì xin hỏi anh Mai Quốc Ấn - sinh viên báo chí - Tác giả bài báo nói trên: Anh có phải là tội nhân môi giới ngôn ngữ, lăng mạ chữ mẹ đẻ, nhổ toẹt vào di sản ông cha? Hay anh đang mạo danh nhà báo để hạ bệ những người đã từng là bạn anh, đã từng được/bị anh đưa lên báo trong một trường cảnh/hoàn cảnh khác? Hay còn một cơ sự bình phong nào khác?
2. Anh Mai Quốc Ấn viết: "Với vài kỹ xảo cơ bản của thư pháp Hán, một chút khéo tay và sáng tạo, cả việc khéo léo PR cho bản thân, người ta có thể tự biến mình thành một “thư pháp gia” khả kính trong con mắt nhiều người trong khi nền tảng văn hóa lại chưa đáp ứng được việc lý giải những gì mình viết ra. Nhiều bức chữ được cố ý tạo hình quá đáng, thậm chí còn không đọc được, phải chăng “thư pháp Việt ngữ” đang góp phần làm… tối nghĩa tiếng Việt bằng cách “bóp méo” chữ viết trong khi chúng ta đang kêu gọi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.". Nếu tôi không nhầm và không có cái tư duy bất thiện như anh thì tôi còn nhớ và còn lưu khá nhiều bài báo của anh, trong tư cách của một "Trung Ngôn" dẫn đạo để PR cho thư pháp chữ Việt. Chẳng hay, cơ sự gì, hoặc động cơ gì khiến anh quay lưng 180 độ thế? Tôi rất trân trọng anh trong tư cách những người bạn, càng trân trọng anh hơn khi anh là một người trẻ đang theo học báo chí - một tầng lớp trí thức phát ngôn cho nhiều giai cấp xã hội Việt Nam, thế mà, quan điểm chính trị và góc nhìn văn hóa của anh lại "rung rinh" như một chồi non oặt ẹo trước cơn gió nồm nam hây hẩy.
3. Mục [3] này xin có đôi lời với Ngài giáo sư Trần Trí Dõi. Thưa Ngài, là một Giáo sư Chủ nhiệm Khoa ngôn ngữ học của một trường đại học danh tiếng, mà ngài cho rằng: "chỉ cách viết chữ Hán mới có đủ các điều kiện để gọi là “thư pháp” vì đây là chữ tượng hình", thì tôi lấy làm nghi ngờ cái danh vị giáo sư hay giáo...hư của ngài quá! (Mượn cách nói Thư pháp hay thư...ngáp của anh Mai Quốc Ấn). Ngài thừa biết là trong tổng số các chữ Hán, chữ tượng hình chỉ khiêm tốn chiếm không đầy 1/3 số lượng, còn lại là Chữ Chỉ Sự (指事文字), Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự 會意文字), Chữ Hình Thanh (形聲文字), Chữ Chuyển Chú (轉注文字), Chữ Giả Tá (假借文字), thế mà ngài vẫn dùng cách của những người dùng uy quyền tuổi tác, uy vũ danh vị mà phang lên trang viết những câu chữ ngây ngô. Phải chăng ngài đang coi thường người đọc hay là ngài được ai đó lừa phỉnh câu cú trên báo chí? Xin ngài nói rõ để không những độc giả được thỏa mãn, mà còn cả hàng trăm học trò của ngài nhiều thế hệ được học dưới lời giảng của ngài.
Thưa ngài giáo sư và tác giả bài báo,
Tôi chỉ là một bạn đọc, và cũng có chút đam mê với Thư pháp chữ Việt, nhưng không vì thế mà phải lên tiếng trả lời ngài. Nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật thì không còn là sự thật. Hi vọng, người đọc sẽ không bị những hằn học cá nhân, những góc nhìn hạn hẹp, những quan điểm quy chụp, những luận điệu phán xử, mà phải đọc những câu chữ mang tính chiếm đoạt thời gian của họ. Chân thành đội ơn giáo sư và tác giả bài báo kia nếu quý vị làm được như thế.
Trịnh Tuấn.