• Kể từ khi các bạn đọc được Thông báo này. Tất cả Khách truy cập trên Văn Đàn chỉ có thể xem bài viết và không thể gửi được góp ý hay ý kiến cá nhân. Vui lòng bạn hãy Đăng Ký để trở thành một thành viên của Văn Đàn, các bạn mới có đầy đủ quyền truy cập trên Văn Đàn. Việc Đăng Ký hoàn toàn miễn phí và rất nhanh chóng.
    Thân!

Việt Cổ Thi Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính

Thiên Sầu
  • Lượt xem 1K
  • Trả lời: 0
Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính
Nguyên tác: Chu Văn An
月夕步仙遊山松徑
朱文安
緩緩步松堤,
孤村淡靄迷。
潮回江笛迥,
天闊樹雲低。
宿鳥翻清露,
寒魚躍碧溪。
吹笙何處去,
寂寞故山西。
--Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính
Chu Văn An
Hoãn hoãn bộ tùng đê,
Cô thôn đạm ái mê.
Triều hồi, giang địch quýnh,
Thiên khoát, thụ vân đê.
Túc điểu phiên thanh lộ,
Hàn ngư dược bích khê.
Xuy sinh hà xứ khứ,
Tịch mịch cố sơn tê (tây).
Ðêm trăng dạo bước dưới rặng thông ở núi Tiên Du (1)
Lững thững dạo chơi trên đê tùng
Làn mây nhạt che khuất làng hẻo lánh
Triều xuống tiếng địch trên sông nghe xa vắng
Trời rộng, mây là là ngọn cây
Chim về tổ bay qua sương mát
Cá gặp lạnh nhảy dưới khe trong
Người thổi sáo đi đâu vắng?
Để núi tây cũ thêm quạnh hiu.
(1) Núi Tiên Du tức núi Phật Tích, nay thuộc huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh
--Bản dịch khuyết danh:--
Ðủng đỉnh dạo bờ thông,
Làng quê bát ngát trông.
Nước lui còi bến thoảng,
Trời rộng khói cây lồng.
Chim đậu tan sương lạnh,
Cá bơi vẫy nước trong.
Tiếng sênh đâu vẳng tá,
Hiu quạnh một non không?
--Bản dịch của Phụng Hà:--
--Bài 1:
Bờ tùng dạo bước thong dong,
Giữa làn khói mỏng, cô thôn nhạt nhoà.
Triều lui, sáo vọng sông xa,
Trời quang, mây lượn là là hàng thông.
Chim đêm lay động sương trong,
Nước xanh cá quẫy tung dòng suối sâu.
Tiếng sênh giờ biết nơi đâu,
Để non tây cũ nhuộm màu quạnh hiu.
--Bài 2:
Bờ thông nhàn dạo chơi,
Khói nhạt vờn xóm côi.
Triều lui, tiêu vọng bến,
Mây lượn, cây vươn trời.
Sương trong, chim đêm quậy,
Suối biếc, cá lạnh bơi.
Tiếng sênh giờ đâu vắng,
Núi cũ quạnh hiu rồi!
--Tiểu sử tác giả:--
Chu Văn An 朱文安 (1292-1370) hiệu là Tiều Ẩn,tên chữ là Linh
Triệt, tên thụy là Văn Trinh. Tên thật là Chu An, được phong tước
Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Ông người
làng Văn Thôn , xã Quang Liệt, huyện Thanh Ðàm (nay là huyện
Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội).
Sau khi thi đậu thái học sinh, Chu Văn An không ra làm quan, chỉ
ở nhà dạy học.Học trò theo học rất đông, trong số đó có Phạm Sư
Mạnh, Lê Quát.
Năm Khai Thái đời Trần Minh Tông ông mới nhận chức Quốc Tử
Giám tư nghiệp,dạy cho thái tử học.Ðời Trần Dụ Tông (1341-1369)
nhà vua mải mê chơi bời, bỏ bê việc nước, bọn quyền thần thì lộng
quyền,hà khắc,tham nhũng; Chu Văn An bèn dâng sớ xin chém bảy
tên nịnh thần, nhưng vua không nghe. Ông xin từ chức, lui về ở ẩn
tại núi Phượng Hoàng , làng Kiệt Ðặc , huyện Chí Linh . Ông mất
năm Thiệu Khánh thứ nhất. Ðời Trần Nghệ Tông (1370), được
vua làm lễ tế và đặt tên thuỵ là Văn Trinh.
Tác phẩm: Chu Văn An từng có những tác phẩm như: Thất trảm
sớ, Tiều ẩn thi tập, Tiều ẩn quốc ngữ thi tập, Tứ thư thuyết ước.
Nhưng cho đến nay mới chỉ tìm được 12 bài thơ chữ Hán chép trong
Toàn Việt thi lục.
 
Nhấn để mở rộng...
Top Bottom