• Kể từ khi các bạn đọc được Thông báo này. Tất cả Khách truy cập trên Văn Đàn chỉ có thể xem bài viết và không thể gửi được góp ý hay ý kiến cá nhân. Vui lòng bạn hãy Đăng Ký để trở thành một thành viên của Văn Đàn, các bạn mới có đầy đủ quyền truy cập trên Văn Đàn. Việc Đăng Ký hoàn toàn miễn phí và rất nhanh chóng.
    Thân!

Cổ Thi Tìm hiểu về Phú

Thiên Sầu
  • Lượt xem 3K
  • Trả lời: 5
Phú ( thể Phú hay mọi người thường gọi là Hán Phú )
養心說
學問之道無他求其放心而已.
故孟子曰養心莫善于寡欲,誠哉斯言也,養心之道有二,曰:有形之養心, 曰:無形之養心.
流連乎詩酒風月, 游山玩水, 觀賞花木,此有形之養心.
閉目靜坐, 心如枯木, 此無形之養心也。
-
DƯỠNG TÂM THUYẾT
Học vấn chi đạo vô tha , cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ ,
Cố MẠNH TỬ viết : Dưỡng tâm mạc thiện ư quả dục , thành tai tư ngôn giã , dưỡng tâm chi đạo hữu nhị , viết : hữu hình chi dưỡng tâm , viết : vô hình chi dưỡng tâm ,
Lưu liên hồ thi tửu phong nguyệt , du sơn ngoạn thủy , quan thưởng hoa mộc , thử hữu hình chi dưỡng tâm ,
Bế mục tĩnh tọa , tâm như khô mộc , thử vô hình chi dưỡng tâm dã
- khuyết danh -
 
5 Bình luận
Ái Liên Thuyết 愛蓮說 <周敦頤> Chu Đôn Di
水陸草木之花,可愛者甚蕃。晉陶淵明獨愛菊;自李唐來,世人盛愛牡丹;予獨愛蓮之出淤泥而不染 ,濯清漣而不 妖,中通外直,不蔓不枝,香遠益清,亭亭靜植,可遠觀而不可褻玩焉。予謂菊,花之隱逸者也;牡 丹,花之富貴 者也;蓮,花之君子者也。噫!菊之愛,陶後鮮有聞;蓮之愛,同予者何人;牡丹之愛,宜乎眾矣。
PHIÊN ÂM
Thủy lục thảo mộc chi hoa , khả ái giả thậm phồn . Tấn.Đào Uyên Minh độc ái cúc ; tự Lý Đường lai , thế nhân thịnh ái mẫu đơn ; dư độc ái liên chi xuất ô nê nhi bất nhiễm , trạc thanh liên nhi bất yễu, trung thông ngoại trực , bất mạn bất chi , hương viễn ích thanh , đình đình tịnh thực , khả viễn quan nhi bất khả tiết ngoạn yên . Dư vị cúc , hoa chi ẩn dật giả dã ; mẫu đơn , hoa chi phú quý giả dã ; liên , hoa chi quân tử giả dã . Y ! Cúc chi ái , Đào hậu tiển hữu văn ; liên chi ái , đồng dư giả hà nhân ; mẫu đơn chi ái , nghi hồ chúng hĩ .
DỊCH NGHĨA
Bông của cây cỏ dưới nước trên bờ, nhiều loài dễ mến . Đào Uyên Minh đời Tấn riêng một mình thích cúc ; từ triều đại nhà Đường của họ Lý trở về sau , người đời rất thích mẫu đơn ; riêng tôi, tôi thích hoa sen, ‘gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’, trơ trọi trên nước lăn tăn mà không ẻo lả, bên trong thông suốt bên ngoài thẳng ngay, chẳng bò dưới đất ( không hệ lụy ) chẳng phát nhánh cành ( không bè cánh ), mùi thơm truyền xa càng tinh khiết , cắm yên đứng thẳng ( hiên ngang , ngay thẳng ), có thể ngắm từ xa, nhìn không chán . Tôi nghĩ rằng hoa cúc là hoa của kẻ Ẩn Dật ; hoa mẫu đơn là hoa của bực Giàu Sang ; hoa sen là hoa của người Quân Tử vậy . Ôi ! Yêu thích hoa cúc , sau họ Đào vẫn còn có vài người ; có ai yêu thích hoa sen cùng với ta nào ; còn yêu thích mẫu đơn thì có nhiều kẻ đến thế ư .
 
Giới Tử - Tam Quốc - Gia Cát Võ Hầu
Giản thể :
戒子言
君子之行,静以修身,俭以养德。非澹泊无以明志,非宁静无以致远。夫,学须静也,才须学也,非 学无以广才, 非静无以成学。慆慢则 不 能研精,险躁则不能理性。年与时驰,意与岁去,遂成枯落。悲叹穷庐,将复何及也 !
Phồn thể :
君子之行 靜以修身, 儉以養德, 非澹泊 無以明志, 非寧靜 無以致遠. 夫, 學須靜也, 才須學也, 非學無以廣才, 非靜無以成學. 慆慢 則不能研精, 險躁則不能理性. 年與時馳, 意與歲去, 遂成枯落, 悲嘆窮廬, 將復何及也。
諸葛武候戒子言
Phiên Âm :
Quân tử chi hạnh tĩnh dĩ tu thân , kiệm dĩ dưỡng đức , phi đạm bạc vô dĩ minh chí , phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn.
Phù - học tu tĩnh dã , tài tu học dã , phi học vô dĩ quảng tài , phi tĩnh vô dĩ thành học.
Thao mạn tắc bất năng nghiên tinh , hiểm táo tắc bất năng lý tính.
Niên dữ thời trì , ý dữ tuế khứ , toại thành khô lạc , bi thán cùng lư , tương phục hà cập dã.
Gia Cát Võ Hầu - Giới Tử Ngôn
 
陋室銘 -劉禹錫
山不在高,有仙則名。
水不在深,有龍則靈。
斯是陋室,惟吾德馨。
苔痕上階綠 ,草色入簾青。
談笑有鴻儒,往來無白丁。
可以調素琴,閱金經。
無絲竹之亂耳,無 案牘之勞形。
南陽諸葛廬,西蜀子雲亭。
孔子云:「何陋之有?」
Lậu thất minh - Đường - Lưu Vũ Tích
Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh;
Thuỷ bất tại thâm, hữu long tắc linh.
Tư thị lậu thất, duy ngô đức hinh.
Ðài ngân thượng giai lục, thảo sắc nhập liêm thanh.
Ðàm tiếu hữu hồng nho, vãng lai vô bạch đinh.
Khả dĩ điều tố cầm, duyệt Kim kinh.
Vô ti trúc chi loạn nhĩ, vô án độc chi lao hình.
Nam Dương Gia Cát lư, Tây Thục Tử Vân đình.
Khổng Tử vân: "Hà lậu chi hữu?"
Bài minh về căn nhà quê mùa


(Người dịch: Nguyễn Hiến Lê)

Núi không tại cao, có tiên thì nổi danh;
Nước không tại sâu, có rồng thì hoá linh.
Ðây là căn nhà quê mùa, chỉ nhờ đức ta mà thơm tho.
Ngấn rêu biếc leo thềm, sắc cỏ xanh chiếu rèm.
Cười nói có đại nho, đi lại không bạch đinh.
Có thể gảy cây đàn mộc mạc, đọc Kim kinh.
Không tiếng tơ tiếng trúc làm loạn tai, không giấy tờ, thư trát làm mệt thân hình.
Thảo lư của Gia Cát ở Nam Dương, nhà mát của Tử Vân ở Tây Thục.
Khổng Tử nói: "Có gì mà quê mùa?"
Chú thích: bạch đinh
Trỏ hạng bình dân, ít học, vô tài.
Kim kinh là kinh Kim Cang của nhà Phật.
Tiếng tơ là tiếng đàn, tiếng trúc là tiếng sáo, tiếng tiêu, nói chung là tiếng âm nhạc, ca hát ồn ào.
Chú thích: Nam Dương Gia Cát lư
Gia Cát Lượng (đời Tam Quốc) khi chưa ra giúp Lưu Bị, ở ẩn tại một thảo lư ở Nam Dương (nay là tỉnh Hà Nam).
Tử Vân tức Dương Hùng, đời Hán, ở Tây Thục, cất một cái nhà mát gọi là Nguyên Ðình, tức Tử Vân đình.
Chú thích: Hà lậu chi hữu?
Luận ngữ, thiên Tử hãn chép: "Tử dục cư, cửu di", hoặc viết: "Lậu, như chi hà?". Khổng Tử viết: "Quân tử cư chi tắc hoá, hà lậu chi hữu?", nghĩa là: Khổng Tử (chán vì thi hành đạo của mình ở Hoa Hạ không được) muốn lại ở miền mọi rợ. Có kẻ hỏi: "Quê mùa quá, ở sao cho nổi?", ngài đáp: "Người quân tử ở đó thì cải hoá phong tục đi, có gì là quê mùa?". Bốn chữ "hà lậu chi hữu" lấy ở điển đó, mà dùng theo một nghĩa khác, không nói về phong tục, văn hoá mà nói về sự tồi tàn của căn nhà.
 
Chính Khí ca - Tống - Văn Thiên Tường
正氣歌 -文天祥
天地有正氣,
雜然賦流形,
下則為河岳,
上則為日星,
於人曰浩然,
沛乎塞蒼冥,
皇路當清夷,
含和吐明庭,
時窮節乃見,
一一垂丹青。
在齊太史簡,
在晉董狐筆,
在秦張良椎,
在漢蘇武節,
為嚴將軍頭,
為嵇侍中血,
為張睢陽齒,
為顏常山舌,
或為遼東帽,
清操厲冰雪,
或為出師表,
鬼神位壯烈,
或為渡江楫,
慷慨吞胡羯,
或為擊賊笏,
逆豎頭破裂。
是氣所磅礡,
凜烈萬古存,
當其貫日月,
生死安足論,
地維賴以立,
天柱賴以尊,
三綱實系命,
道義為之根。
嗟予遘陽九,
隸也實不力,
楚囚纓其冠,
傳車送窮北,
鼎鑊甘如飴,
求之不可得,
陰房闃鬼火,
春院閟天黑,
牛驥同一皂,
雞棲鳳凰食,
一朝蒙霧露,
分作溝中瘠,
如此再寒暑,
百沴自僻易,
哀哉沮洳場,
為我安樂國,
豈有他謬巧,
陰陽不能賊,
顧此耿耿在,
仰視浮雲白,
悠悠我心憂,
蒼天曷有極!
哲人日已遠,
典刑在夙昔,
風簷展書讀,
古道照顏色。
Chính khí ca -Văn Thiên Tường
Thiên địa hữu chính khí
Tạp nhiên phú lưu hình
Hạ tắc vi hà nhạc
Thượng tắc vi nhật tinh
Ư nhân viết hạo nhiên
Bái hồ tắc sương minh
Hoàng lộ đương thanh di
Hàm hoà thổ minh đình
Thời cùng tiết nãi kiến
Nhất nhất thuỳ đan thanh
Tại Tề thái sử giản
Tại Tấn Đổng Hồ bút
Tại Tần Trương Lương chuỳ
Tại Hán Tô Vũ tiết.
Vi Nghiêm tướng quân đầu
Vi Kê thị trung huyết
Vi Trương Tuy Dương xỉ
Vi Nhan Thường sơn thiệt
Hoặc vi Liêu Đông mạo
Thanh tháo lệ băng tuyết
Hoặc vi xuất sư biểu
Quỷ thần khấp tráng liệt
Hoặc vi độ giang tiệp
Khẳng khái thôn Hồ Hiệt
Hặc vi kích tặc hốt
Nghịch thụ đầu phá liệt
Thị khí sở bàng bạc
Lẫm liệt vạn cổ tồn
Đương kỳ quán nhật nguyệt
Sinh tử an túc luân
Địa duy lại dĩ lập
Thiên trụ lại dĩ tôn
Tam cương thực hệ mệnh
Đạo nghĩa vi chi căn.
Ta dư cấu dương cứu
Lệ dã thực bất lực
Sở tù anh kỳ quan
Truyền xa tống cùng bắc
Đỉnh hoạch cam như di
Cầu chi bất khả đắc
Âm phòng khích quỷ hỏa
Xuân viện bí thiên hắc
Ngưu ký đồng nhất tạo
Kê thê phượng hoàng thực
Nhất triêu mông vụ lộ
Phân tác câu trung tích
Như thử tái hàn thử
Bách lệ tự tích dịch
Ai tai thư như trường
Vi ngã an lạc quốc
Khởi hữu tha mậu xảo
Âm dương bất năng tặc
Cố thử cảnh cảnh tại
Ngưỡng thị phù vân bạch
Du du ngã tâm bi
Thương thiên hạt hữu cực
Triết nhân nhật dĩ viễn
Điển hình tại túc tích
Phong thiềm triển thư độc
Cổ đạo chiếu nhan sắc.
Bài hát chính khí (Người dịch: Hoàng Tạo)
Trời đất có chính khí
Tỏa ra cho muôn loài
Là sông núi dưới đất
Là trăng sao trên trời
Đầy rẫy cả vũ trụ
Khí hạo nhiên của người
Gặp cảnh đời bình trị
Triều thịnh vang lời vui
Khi cùng, tiết tháo rõ
Sử xanh ghi đời đời.
Ở Tề, sách Thái Sử
Ở Tấn, bút Đổng Hồ
Ở Tần, chùy Bác Lãng
Ở Hán, cờ họ Tô
Đầu Nghiêm thách trước giặc
Máu Kê trên áo vua
Răng Trương công chửi địch
Lưỡi Kiều Khanh mắng thù.
Hoặc là mũ Liêu Đông
Vẻ băng tuyết phau phau
Hoặc là biểu "Ra quân"
Lẫm liệt quỷ thần sầu
Hoặc qua sông gõ nhịp
Khảng khái nuốt quân Hồ
Hoặc giật hốt đánh giắc
Phường tiếm nghịch toang đầu.
Khi ấy tràn ngập tới
Oai nghiêm muôn thuở còn
Khi đã vượt nhật nguyệt
Sống thác chuyện con con!
Khuôn đất nhờ đó vững
Cột trời nhờ đó còn
Ba giường được gìn giữ
Đạo nghĩa có gốc nguồn.
Xót ta gặp vận ách
Tướng sĩ thực hèn nhát
Dải mũ buộc thân tù
Xe chở lên cực bắc
Ninh nấu cũng cam lòng
Còn để ta mong mãi
Phòng sâu ma lập lòe
Viện xuân thành ngục tối!
Ngựa giỏi nhốt cùng trâu
Chuồng gà, phượng nhặt thóc
Thân này khi gió sương
Đành rãnh ngòi lăn lóc
Thế mà hai năm qua
Tránh xa bao khí độc
Thương ôi! Chỗ lội lầm!
Lại sống yên tối sớm
Phải đâu khôn khéo gì
Âm dương không dám phạm
Vằng vặc tấm cô trung
Ngẩng nhìn mây trắng nổi
Buồn thay! Nỗi lòng ta
Trời xanh cao vòi vọi!
Thánh hiền khuất lâu rồi
Khuôn phép vẫn không mất
Hiên gió mở sách coi
Gương xưa soi trước mặt.
 
蘭亭集序 - 王羲之
永 和 九 年 , 歲 在 癸 丑 , 暮 春 之 初 , 會 于 會 稽 山 陰 之 蘭亭 , 修 禊 事 也 . 群 賢 畢 至 , 少 長 咸 集 . 此 地 有 崇 山 峻 嶺, 茂 林 修 竹 , 又 有 清 流 激 湍 , 映 帶 左 右 , 引 以 為 流 觴 曲水 , 列 坐 其 次 . 雖 無 絲 竹 管 絃 之 盛 , 一 觴 一 詠 , 亦 足 以暢 敘 幽 情 .
是 日 也 , 天 朗 氣 清 , 惠 風 和 暢 , 仰 觀 宇 宙 之 大 , 俯 察品 類 之 盛 , 所 以 游 目 騁 懷 , 足 以 極 視 聽 之 娛 , 信 可 樂 也.
夫 人 之 相 與 , 俯 仰 一 世 , 或 取 諸 懷 抱 , 悟 言 一 室 之 內, 或 因 寄 所 託 , 放 浪 形 骸 之 外 . 雖 趣 舍 萬 殊 , 靜 躁 不 同, 當 其 欣 於 所 遇 , 暫 得 於 己 , 快 然 自 足 , 不 知 老 之 將 至. 及 其 所 之 既 倦 , 情 隨 事 遷 , 感 慨 係 之 矣 . 向 之 所 欣 ,俛 仰 之 間 , 已 為 陳 跡 , 猶 不 能 不 以 之 興 懷 . 況 修 短 隨 化, 終 期 於 盡 . 古 人 云 ︰ 「 死 生 亦 大 矣 . 」 豈 不 痛 哉 !
每 覽 昔 人 興 感 之 由 , 若 合 一 契 , 未 嘗 不 臨 文 嗟 悼 , 不能 喻 之 於 懷 . 固 知 一 死 生 為 虛 誕 , 齊 彭 殤 為 妄 作 , 後 之視 今 , 亦 猶 今 之 視 昔 , 悲 夫 ! 故 列 敘 時 人 , 錄 其 所 述 ,雖 世 殊 事 異 , 所 以 興 懷 , 其 致 一 也 . 後 之 覽 者 , 亦 將 有感 於 斯 文 .
Lan Ðình Tập Tự - Tấn - Vương Hi Chi
Vĩnh Hoà cửu niên, tuế tại Quý Sửu, mộ xuân chi sơ, hội ư Cối Kê sơn âm chi Lan Ðình, tu hễ sự dã. Quần hiền tất chí, thiếu trưởng hàm tập. Thử địa hữu sùng sơn tuấn lĩnh, mậu lâm tu trúc; hựu hữu thanh lưu kích thoan, ánh đới tả hữu. Dẫn dĩ vi lưu thương khúc thuỷ, liệt toạ kỳ thứ; tuy vô ty trúc quản huyền chi thịnh, nhất thương nhất vịnh, diệc túc dĩ sướng tự u tình. Thị nhật dã, thiên lãng khí thanh, huệ phong hoà sướng; ngưỡng quan vũ trụ chi đại, phủ sát phẩm loại chi thịnh; sở dĩ du mục sính hoài, túc dĩ cực thị thính chi ngu, tín khả lạc dã.
Phù nhân chi tương dữ, phủ ngưỡng nhất thế, hoặc thủ chư hoài bão, ngộ ngôn
nhất thất chi nội; hoặc nhân ký sở thác, phóng lãng hình hài chi ngoại. Tuy thú xá vạn thù, tĩnh táo bất đồng; đương kỳ hân ư sở ngộ, tạm đắc ư kỷ, khoái nhiên tự túc, bất tri lão chi tương chí. Nãi kỳ sở chi ký quyện, tình tùy sự thiên, cảm khái hệ chi hĩ. Hướng chi sở hân, phủ ngưỡng chi gian, dĩ vi trần tích, do bất năng bất dĩ chi hứng hoài; huống tu đoản tuỳ hoá, chung kỳ ư tận. Cổ nhân vân: “Tử sinh diệc đại hĩ.” Khởi bất thống tai! Mỗi giám tích nhân hứng hoài chi do, nhược hợp nhất khế; vị thường đắc lâm văn ta điệu, bất năng dụ chi ư hoài. Cố tri nhất tử sinh chi hư đản, tề Bành Thương chi vọng tác. Hậu chi thị kim, diệc do kim chi thị tích, bi phù!
Cố liệt tự thi nhân, lục kỳ sở thuật, tuy thế thù sự dị, sở dĩ hứng hoài, kỳ trí nhất dã. Hậu chi giám dã, diệc tương hữu hoài ư tư văn.
P/S : - Âm Hán Việt thì như vậy nhưng khi dịch thì mỗi người một khác nên ở đây chủ yêu chỉ cung câp chữ Phồn thể và âm Hán Việt thôi
DỊCH NGHĨA:
BÀI TỰA TẬP THƠ LAN ÐÌNH ( Tấn ) Vương Hy Chi
Năm thứ chín niên hiệu Vĩnh Hòa [1], nhằm năm Quí Sửu, đầu tháng ba [2], hội ở
Lan Ðình tại huyện Sơn Âm, quận cối Kê [3] để cử hành lễ tu hễ [4]. Quần hiền tới đủ, già trẻ đều họp. Nơi đó có núi cao, đỉnh lớn, rừng rậm trúc dài, lại có dòng trong chảy xiết, chiếu quanh hai bên, dẫn nước uốn khúc làm chỗ thả chén [5]. Mọi người ngồi theo thứ tự. Tuy không có tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng quản, tiếng huyền [6] cho vui tai, nhưng uống một hớp rượu ngâm một câu thơ, cũng đủ thư sướng u tình [7]. Hôm đó khí trời trong sáng, gió nhẹ lâng lâng, ngẩng nhìn vũ trụ mênh mông, cúi xem vạn vật muôn vẻ, phóng tầm mắt, mở cõi lòng, đủ để hưởng hết cái thú của tai mắt, thực là vui vậy.
Người ta cùng cúi ngửa ở trong đời [8], có người đem cái hoài bão của mình ra đàm đạo với bạn bè trong một nhà, có kẻ gởi tấm lòng ở một sự tình gì mà phóng lãng ở ngoài hình hài; hai hạng người đó tuy thủ xả tĩnh động [9] khác nhau, nhưng đương lúc vui gặp thời, tạm đắc ý với mình thì đều khoan khoái tự túc mà chẳng hay cái già sắp tới. Kịp đến khi mỏi mệt, tình ý theo sự thế mà thay đổi, thì đều sinh ra cảm khái. Cái mà trước kia vui trong lúc cúi ngửa nay đã thành ra vết cũ, mà nhớ lại lòng không thể không hoài cảm. Huống đời người dài ngắn do trời, nhưng đều qui về cõi chết cả. Cổ nhân nói:“Tử sinh đều là việc lớn”, há chẳng đau lòng thay!
Mỗi khi xét nguyên do người đời xưa cảm khái như in với người đời nay [10], không lần nào đọc văn người trước mà không than thở buồn rầu, trong lòng không hiểu tại sao. Cho hay bảo tử sinh cũng như nhau là lời hư ngoa [11]; bảo Bành Tổ không hơn gì kẻ chết yểu [12] là lời nói láo. Người đời sau nhìn lại đời bây giờ cũng như người bây giờ nhìn lại đời xưa [13], buồn thay!
Vì vậy tôi chép lại chuyện người trong tiệc, sao lục thơ họ làm, tuy đời và việc đều khác nhưng lẽ sở dĩ cảm khái thì là một [14]. Người đời sau đọc bài này chắc không khỏi bùi ngùi [15].
CHÚ THÍCH:
[1]. Vĩnh Hòa là niên hiệu Tấn Mục Ðế.
[2]. Nguyên văn: mộ xuân là tháng cuối mùa xuân.
[3]. Sơn Âm, Cối Kê đều ở Chiết Giang.
[4]. Lễ tu hễ là một cuộc lễ vào ngày tị trong thượng tuần tháng ba; người ta ra bờ sông tắm rửa, vẩy
nước để trừ ma và những điều bất tường.
[5]. Trong khi làm lễ đó, người ta ngồi rải rác hai bên bờ sông, thả một chén rượu ở trên dòng nước,
chén trôi xuôi xuống, tắp vào chỗ nào thì người ta lại vớt lên, uống rượu trong chén (vì vậy cho nên gọi là
lưu thương: lưu là trôi, thương là chén rượu); có lẽ không muốn cho chén trôi xa, người ta lựa chỗ nào
dòng nước uốn khúc mà thả; nếu không thì phải dẫn nước sao cho nó chảy uốn khúc (như vậy gọi là khúc
thủy: khúc là uốn cong, thủy là nước).
[6]. Quản là ống sáo, tiếng trúc tức là tiếng sáo. Huyền là dây đàn, cái đàn; tiếng tơ tức là tiếng đàn.
[7]. Nghĩa là lòng được hả hê, vui vẻ, không còn buồn rầu nữa.
[8]. Ý nói: sống trên đời.
[9]. Thủ là lấy, xả là bỏ. Thủ và động trỏ hạng người xử thế, xả và tĩnh trỏ hạng người xuất thế. Hai hạng
người đó, tác giả đã nói trong hàng trên: hạng đem hoài bão ra đàm đạo với bạn bè và hạng phóng lãng
ở ngoài hình hài.
[10]. Nguyên văn: nhược hợp nhất khế, nghĩa là như hai phần của một tờ khế hợp với nhau. Cổ nhân
làm khế ước, có hai phần: bên phải và bên trái; mỗi người giữ một bên, khi ráp hai phần lại thì hợp với
nhau. Câu này ý nói cổ nhân cũng buồn về sinh tử như ta.
[11]. Coi tử sinh như nhau là thuyết của Trang tử, cũng là thuyết của nhà Phật.
[12]. Bành Tổ thọ tám trăm tuổi; thương là đứa trẻ chết khi chưa đầy tuổi tôi. Coi thọ yểu nhưu nhau,
cũng là thuyết của Trang Tử. Ý nói: người thời nào cũng buồn về sinh tử mà lại bảo tử sinh là một, thọ yểu
như nhau thì quả là không hợp nhân tình.
[13]. Ý nói: đời sau có nhìn lại đời bây giờ thì không thấy được người bây giờ, cũng như bây giờ ta
nhìn lại thời trước, không thấy cổ nhân nữa.
[14]. Câu này ứng với câu: “Mỗi lãm tích nhân hưng cảm chi do, nhược hợp nhất khế” ở trên.
[15]. Câu này ứng với câu: “Vị thường bất lâm văn ta điệu” ở trên.
Trích : ‘Cổ Văn Trung Quốc’ Nguyễn hiến Lê soạn. Tao Đàn xuất bản.
Bài tựa cho Lan Đình thi tập
Năm Kỷ Sửu, Vĩnh Hoà thứ chín, sắp vào cuối xuân; cùng họp nhau nơi Lan Đình, phía bắc núi Hội Kê, soạn lễ trừ tà. Quần hiền già trẻ đều đến. Đất ấy có núi cao non xinh; rừng xanh tốt, trúc vút cao; thêm suối trong cuộn chảy, lấp loáng bóng đôi bờ. Theo dòng nước uốn lượn có thể thả chén rượu đặt lời thơ. Hết thảy đều chia thứ bậc cùng ngồi. Tuy vắng tiếng đàn sáo ca xang, nhưng một chén rượu, một lời ngâm cũng đủ vui mà bày giải khối tình u uẩn. Ngày hôm ấy trời trong mây lành, gió mát ru êm. Ngưỡng trông trời vũ trụ bao la, cúi xem đất muôn loài tươi tốt. Buông lòng cảm hứng theo đôi mắt dõi trông, cũng đủ thích mắt vui tai. Thật sướng lắm thay.
Phàm người cùng người tương hội chỉ là trong thoáng chốc của cuộc đời; có người khi giao tiếp giữ kín hoài bão bên trong, có người phóng lãng hình hài ký thác lòng mình ra ngoài lời. Khi buông thả, khi nắm giữ; lúc lặng, lúc mau khác biệt muôn vàn. Tuy vậy mà vẫn lấy làm vui, dầu trong chốc lát, chẳng biết tuổi già đang đến. Rồi khi tự thân mòn mỏi, tâm tình theo sự vật đổi thay, khiến lòng đầy cảm khái. Niềm vui giờ đây trong khoảnh khắc bỗng biến thành vết bụi mờ; như thế thì lòng ai không luyến tiếc. Huống chi cuộc đời dài ngắn biến hoá, rồi cũng đến lúc tận chung. Người xưa thường nói: “Việc tử sinh là việc lớn.” Há chẳng xót xa ư! Mỗi khi xét đến cảm hứng trong văn chương của người xưa rồi cùng hợp lại, thì lòng ta lại vì lời văn mà trỗi mối u hoài không giải rõ được vì sao. Cố khăng cho sống chết như một là chuyện hư dối, lấy cái thọ của Bành Tổ mà so với cái yểu của Thương Sinh(1) là giả vọng. Đời sau nhìn lại nay cũng như nay nhìn lại xưa, cả đều buồn thay!
Vậy đây theo thứ tự các thi nhân mà chép lại; tuy tuổi tác chẳng đồng, sự việc có khác nhưng lòng hoài cảm thì như nhất. Người sau xem lại, hẳn vì lời thơ mà gợi niềm thương cảm hơn chăng.
Trương Củng phỏng dịch
1) Bành Tổ thọ đến tám trăm tuổi, Thương Sinh thì chết yểu
 
Top Bottom