• Kể từ khi các bạn đọc được Thông báo này. Tất cả Khách truy cập trên Văn Đàn chỉ có thể xem bài viết và không thể gửi được góp ý hay ý kiến cá nhân. Vui lòng bạn hãy Đăng Ký để trở thành một thành viên của Văn Đàn, các bạn mới có đầy đủ quyền truy cập trên Văn Đàn. Việc Đăng Ký hoàn toàn miễn phí và rất nhanh chóng.
    Thân!

Cổ Thi Tìm hiểu về tứ đức

Thiên Sầu
  • Lượt xem 3K
  • Trả lời: 3
Tc.png

Bình thường có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua những khái niệm như ...tam tòng, tứ đức, ngũ thường ...v...v... vì vậy, hôm nay UH sẽ bắt đầu bài mới bằng 1 trong những khái niệm đó. Vừa để các bạn biết cách viết của nó qua chữ Hán, vừa để các bạn có thể hiểu thêm về ý nghĩa của nó.
1/ Từ Mới:


德 Đức : là phẩm chất tốt đẹp



功 Công : là công phu, tài nghệ



容 Dung : là vẻ mặt, diện mạo



言 Ngôn : là lời nói



行 Hạnh : là nết hạnh



"Công-Dung-Ngôn-Hạnh" là cách nói của người Việt chúng ta thường dùng. Người TQ thì hơi khác chút, Tứ Đức đối với họ là ..."Đức-Ngôn-Dung-Công".



Đức là Đức Hạnh



Ngôn là Ngôn Từ



Dung là Dung Mạo



Công là Kỹ Nghệ



Khi nói ...Đức-Ngôn-Dung-Công, họ đã sắp xếp theo trình tự từ cao xuống thấp như kiểu ...nhất điểu, nhị ngư, tam xà, tứ tượng. Do vậy, mà trình tự hoàn toàn ngược lại với trình tự của cách nói của người Việt ...Công-Dung-Ngôn-Hạnh(Đức).



Tứ Đức nguyên thủy là 4 tiêu chuẩn dành cho nữ nhân trong cung đình. Lâu dần được truyền bá ra ngoài làm khuôn mẫu cho con gái nhà quan noi theo. Và cuối cùng thì vì người ta lấy Tứ Đức làm cơ sở để ...chọn vợ, nên đã được XH hóa mà trở nên áp dụng cho tất cả phụ nữ trong XH.



Cũng vì vậy mà ý nghĩa của Tứ Đức dùng cho phụ nữ ngày nay hơi khác với nguyên thủy.



Theo nguyên thủy thì Tứ Đức có nghĩa như sau:



Đức - Đức Hạnh: là nói đến sự giữ gìn trinh tiết. Vì vậy, người có (giữ gìn được) đức hạnh thường được vua ban tặng danh hiệu là "Tiết Hạnh Khả Phong).



Ngôn - Ngôn Từ: là biết dùng lời lẽ hợp cách sao cho quý phái, sang trọng, đúng với vai trò của một cung nhân. Ngày xưa, phụ nữ không được học hành gì cả, duy chỉ có nữ nhân trong cung thì được đặc cách có thầy dạy riêng. Vì thế khi mở miệng ra nói chuyện là người ta có thể biết được sang, hèn. Vì vậy mà có câu:



Người thanh tiếng nói cũng thanh



Chuông kêu, khẽ đánh bên thành cũng kêu.



Hay,



Chim khôn tiếng hót rảnh rang



Người khôn ăn nói nhẹ nhàng dễ nghe.



Dung - Dung Mạo: là người trong cung thì tất nhiên phải biết trang điểm và ăn mặc cho phù hợp. Cử chỉ phải cho đoan trang, thùy mị, dịu dàng, khả ái. Không thể muốn sao cũng được như thường dân. Và như thế thì người ta mới có thể ...làm hay tu sửa theo được. Nếu hiểu Dung là sắc đẹp thì cha mẹ sinh sao để vậy, làm sao mà có thể thay đổi cho được chứ, phải không các bạn?



Công - Kỹ Nghệ: là tài nghệ như cầm, kỳ, thi, họa, thêu thùa ..v..v...Hoàn toàn không có phần ...nữ công gia chánh như bếp núc, dọn dẹp nhà cửa ..v..v... đơn giản là vì họ là ...cung nhân, nên không cần phải làm những việc đó.



*Tứ Đức theo ý nghĩa thông thường ngày nay:


Công: là chăm làm việc nhà, thêu may, nấu nướng các món ăn, sắp đặt nhà cửa khang trang, nuôi dạy con cái.



Dung: là chăm sóc vẻ mặt cho tươi tắn dễ thương, tướng đi dịu dàng, cử chỉ từ tốn đoan trang, thân thể sạch sẽ, quần áo tươm tất gọn gàng.



Ngôn: là lời nói thành thật, ngay thẳng, dịu ngọt, gây được tình cảm tốt đẹp trong mọi người, tránh lời thị phi, đâm thọc, mách lẽo, lợi mình hại người.



Hạnh: là tánh nết hiền lành, hòa nhã, khiêm cung, kính trên nhường dưới, khoan dung, độ lượng.



* Tứ Đức trong sách dạy làm người:


Sách Ích Trí dạy về Phụ đức (đức hạnh của đàn bà con gái), viết rằng:



"Người phụ nữ có bốn đức đáng khen: một là Hạnh, hai là Dung, ba là Ngôn, bốn là Công.



Hạnh, bất tất phải tài trí thông minh; Dung bất tất phải đẹp đẽ; Ngôn bất tất phải miệng lưỡi lanh lẹ; Công bất tất phải khéo léo hơn người.



Trinh, thục, liêm, tiết, giữ phận chỉnh tề, đi đứng đoan trang, động tĩnh đàng hoàng, ấy là Phụ Hạnh vậy.



Rửa ráy sạch sẽ, áo quần tinh khiết, tắm gội kịp lúc, ấy là Phụ Dung vậy.



Lựa lời mà nói, chẳng nói lời quấy, đúng lúc mới nói khiến người nghe không chán, ấy là Phụ Ngôn vậy.



Siêng năng may vá, chớ thích trà thơm rượu ngọt, biết nhịn miệng đãi khách, ấy là Phụ Công vậy.



Ấy là bốn đức lớn của người phụ nữ, nương theo đó mà làm, ấy là tiết hạnh của đàn bà vậy."



* Tứ Đức trong tác phẩm "Nữ Trung Tùng Phận" của Bà Đoàn Thị Điểm:


1. CÔNG:



Gặp cơn rảnh nhà lan vắng khách,



Công chỉ kim đèn sách học hay.



Trăm nghề dù chẳng đủ tài,



Dệt văn Tô Huệ gỡ đày chinh phu.



2. DUNG:



Phàm phận gái đứng hàng khuê các,



Phải trau tria tướng hạc hình mai.



Chín tầng cửa đóng then gài,



Ra ngoài nghiêm nghị, trong bày đoan trang.



3. NGÔN:



Đối với khách đồng bàn đồng tuổi,



Nhớ cho hay lời nói giọng cười.



Ngôn từ ngọt dịu thanh tươi,



Tiếng tiêu khải phụng phục người mới ngoan.



4. HẠNH:



Sửa từ nết ngày thâu tập tánh,



Trăm hạnh hay bởi tránh điều thô.



Xấu xa rách rưới, lõa lồ,



Đoan nghiêm tánh đức cũng cho gái lành.



UH sưu tầm
 
3 Bình luận
Chữ Vị:
- Vị lai (未来): Chưa đến, tương lai (vị là chưa, lai là đến; điều chưa đến thì gọi là tương lai).
- Vị hôn thê (未婚妻): Vợ chưa cưới (ngày nay người ta thường gọi mất chữ vị thành ...hôn thê. Xét kỹ thì như vậy không có nghĩa gì cả.)
- Vị thành niên (未成年): Chưa trưởng thành
Chữ Giá:
- Cải giá (改嫁): Tái giá, lấy chồng thêm 1 lần nữa.
- Nam hôn, nữ giá (男婚,女嫁): Trai cưới vợ, gái lấy chồng.
- Bồi giá (陪嫁): Của hồi môn (của cha mẹ tặng cho con gái đi lấy chồng.)
Cải giá, giá thú?
Cải Giá UH đã nói rồi, nên bây giờ chỉ nói thêm về Giá Thú nhé!
Giá Thú (嫁娶): Giá là lấy chồng, Thú là cưới vợ. Nên Giá Thú là sự kết hôn, lập gia đình nói chung.
Như phụ nữ lấy chồng thêm 1 lần nữa thì gọi là Cải Giá, còn đàn ông lấy vợ thêm (khi vợ trước đã mất hoặc ly dị) thì gọi là Tục Thú (续娶), hoặc ta thường nghe là Tục Huyền (续絃). Vì Huyền là sợi dây đàn. Tục là kết nối lại, làm cho nó được liên tục. Nên Tục Huyền có nghĩa là ...nối lại sợi dây đàn. Nghĩa bóng là lấy vợ thêm 1 lần nữa.
Sở dĩ có việc như vậy là vì ngày xưa người ta ví vợ chồng như Sắt, Cầm (2 loại đàn cổ). Như câu người ta thường chúc trong đám cưới là ...Sắt Cầm Hảo Hợp. Hoặc trong Truyện Kiều cũng có câu:
Ai ngờ lại họp một nhà,


Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!

Do vậy, khi vợ chết thì gọi là ...Đoạn Huyền (断絃), nghĩa là dây đàn đã đứt. Vì thế, nên khi người ta muốn Tục Huyền (nối lại sợi dây đàn), có nghĩa là họ muốn lấy vợ kế là như vậy.
UH sưu tầm
 
Kỷ cương
纲 Cang: (còn gọi là Cương) Nghĩa gốc là sợi dây thừng để kéo lưới. Dây thừng đó kết nối các mắc lưới lại với nhau. Từ đó cho ra các nghĩa như sự liên hệ, hệ thống, giềng mối, chủ não...v..v... Ở đây, ta học theo nghĩa trong bài là ...giềng mối.


綱 Cang (nguyên thể)



Thấy các chữ khác các bạn đã nắm vững, nên TV chỉ bổ sung thêm đôi nét về chữ Cang ở đây:



Chữ Cang (Cương):


- Cang/Cương kỷ (纲纪): Giềng mối phép tắc, kỷ cương.



- Cang/Cương mục (纲目): Phần chính yếu (trong cuốn sách).



- Cang/ Cương lĩnh (纲领): Cương là dây thừng chính trong cái lưới. Lĩnh là cái cổ áo (phần quan trọng nhất) trong cái áo -> Cang/Cương lĩnh là những phần trọng yếu.



- Cang/Cương Cử Mục Trương (纲举目张): Giềng lưới được căng lên thì các mắt lưới sẽ mở ra -> Khi đã nắm được điểm chính thì tất cả các thứ khác cũng theo đó mà chịu sự điều khiển của ta. Như đầu tàu đã chuyển bánh thì các khoang tàu kia cũng vì thế mà chuyển động theo.



UH sưu tầm
 
Nhân tâm: là lòng người. -> 人心
Nhân phẩm: là phẩm chất, giá trị của con người -> 人品
Tu nhân tích đức, nhân tình thế thái?
Tu nhân tích đức修仁積德 là tập, sửa cho lòng mình trở nên nhân từ -> để phát sinh thiện tánh mà hành thiện, tích đức.
Nhân tình, thế thái人情,世態: Nhân tình là tình người. Thế thái là thái độ, thói cư xử của thế gian, gọi gọn là ...thói đời. Thường được gọi là ...thế thái, nhân tình...vì nhìn từ lớn đến nhỏ. Mở rộng ra XH thì là Thế thái, còn xét cụ thể ở một người, nhóm người nào đó thì là Nhân tình.
忠 Trung: Trung thành
孝 Hiếu : Con kính lời cha mẹ gọi là hiếu
悌 Đễ : Em vâng theo anh chị gọi là đễ.
* Ngũ Thường này dạy cho người ta phép xử thế ở đời:
Là Thần thì đối với đạo Quân Thần phải lấy chữ Trung làm đầu.
Là Tử thì đối với đạo Phụ Tử phải lấy chữ Hiếu làm đầu.
Là Đệ thì đối với đạo Huynh Đệ phải lấy chữ Đễ làm đầu.
Là Phu thì đối với đạo Phu Phụ phải lấy chữ Nghĩa làm đầu.
Là Bằng Hữu với nhau thì phải lấy chữ Tín làm đầu.
Có vậy thì trong nhà đối với cha mẹ người con biết hiếu kính, đối với anh chị, người em biết vâng lời. Đối với vợ thì người chồng biết ăn ở sao cho có tình, có nghĩa. Được vậy thì còn hạnh phúc nào bằng. Bởi thế mà có câu...Gia Hòa Vạn Sự Hưng!...
Ngoài XH thì đối với bậc trên (vua, chủ,...), người ta biết giữ chữ Trung, từ đó mà được sự tín nhiệm của họ mà công ăn, việc làm sẽ được hanh thông, thuận lợi. Đối với bạn bè thì người ta biết trọng chữ Tín (sự thành thật), nhờ đó mà được sự tin cậy lẫn nhau để có thể kết thân lâu dài như câu ...Bằng hữu chi giao mạc khả vong!...
UH sưu tầm
 
Top Bottom