• Kể từ khi các bạn đọc được Thông báo này. Tất cả Khách truy cập trên Văn Đàn chỉ có thể xem bài viết và không thể gửi được góp ý hay ý kiến cá nhân. Vui lòng bạn hãy Đăng Ký để trở thành một thành viên của Văn Đàn, các bạn mới có đầy đủ quyền truy cập trên Văn Đàn. Việc Đăng Ký hoàn toàn miễn phí và rất nhanh chóng.
    Thân!

Việt Cổ Thi Vãn cảnh

Thiên Sầu
  • Lượt xem 1K
  • Trả lời: 0
Vãn cảnh
Nguyên tác: Mạc Đĩnh Chi
晚景-莫挺之
空翠浮烟色
春藍發水文
墻烏啼落照
野雁送歸雲
漁火前灣見
樵歌隔岸聞
旅顔愁冷落
借酒作微醺
Vãn cảnh
Không thúy phù yên sắc
Xuân lam phát thủy văn
Tường ô đề lạc chiếu
Dã nhạn tống quy vân
Ngư hỏa tiền loan kiến
Tiều ca cách ngạn văn
Lữ nhan sầu lãnh lạc
Tá tửu tác vi huân
--Bản dịch của Cao Tự Thanh--
Cảnh chiều
Xuân biếc màu sông gợn
Trời xanh sắc khói bày
Quạ già kêu ráng lịm
Nhạn nội tiễn mây về
Chài thắp đèn câu hiện
Tiều ca điệu hát dài
Mặt sầu tê lạnh lẽo
Mượn rượu giải lòng quê
Mạc Đĩnh Chi (1272-1346), tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Khi Mạc Đĩnh Chi sinh ra, tướng mạo vô cùng xấu xí: lùn, đen, mồm rộng, mũi tẹt, trán dô. Người làng thường bảo đó là con khỉ tinh nghiệm vào. Nhưng ông lại rất thông minh, ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng. Đời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), ông đi thi, văn bài làm trội hơn mọi người nhưng vì mặt mũi xấu xí nên nhà vua không muốn cho ông đỗ. Ồng bèn dâng bài “Ngọc Tỉnh Liên Phú” (bài phú: Sen trong giếng ngọc) để nói lên cái phẩm giá thanh cao của mình. Trong bài phú có những câu như:
…Phi đào lý chi thô tục; phi mai trúc chi cô hàn
Phi tăng phòng chi cẩu kỷ; phi Lạc thổ chi mẫu đơn
Phi Đào lệnh đông ly chi cúc; phi linh quân cửu uyển chi lan
Nãi thái hoa phong đầu ngọc tỉnh chi liên….
Nghĩa là:
Chẳng phải như đào trần, lý tục; chẳng phải như trúc cỗi, mai gầy
Cẩu kỷ phòng tăng khó tránh; mẫu đơn đất Lạc nào bì
Giậu Đào lệnh cúc sao ví được; vườn Linh quân lan sá kể gì
Ấy là giống sen giếng ngọc ở đầu núi Thái Hoa vậy!…
Vua xem xong bài phú, tỏ ý rất cảm phục, liền cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên. Về sau ông làm tới chức tả bộc xạ (thượng thư) và là ông quan thanh liêm, được nhân dân rất yêu mến.
Có lần Mạc Đĩnh Chi phụng mệnh vua dẫn đầu đoàn sứ giả nước Đại Việt sang sứ nhà Nguyên bên Tàu. Đã một lần biết tiếng trạng nguyên nước Việt, người xấu xí nhưng ứng đối như thần, bọn quan lại nhà Nguyên vẫn muốn thử tài quan trạng. Tuy đã có hẹn trước với người Tàu ngày mở cửa ải, bất ngờ hôm ấy trời lại mưa, Mạc Ðĩnh Chi sai hẹn, hôm sau tới cửa ải Phong Lũy thì người Tầu đóng kín không cho vào.
Một vế đối được thả theo dây buộc xuống thách đối lại, nếu không đối được sẽ không mở cửa ải. Vế đối như sau:
“Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan”
Nghĩa là: Qua cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan.
Vế đối chỉ có mười một chữ, nhưng hiểm ở chỗ có tới bốn chữ \"quan\", còn chữ \"quá\" được nhắc tới ba lần. Đây hẳn là câu đối được chuẩn bị khá kĩ từ trong triều nhà Nguyên, chứ không phải viên quan trấn ải nghĩ ra được. Nếu không đối được thì quá bẽ mặt, chỉ còn cách cả đoàn sứ ra về, nhục quốc thể. Mạc Đĩnh Chi nghĩ một lát rồi ứng khẩu:
“Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối”.
Nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, mời tiên sinh đối trước.
Vế đối lại dùng mười một chữ, cũng dùng tới bốn chữ \"đối\" trong vế, còn chữ \"tiên\" được nhắc 2 lần. Ý đối chỉnh và người đối lại rất nhanh, lại có thể hiện sự nhún nhường.
Bọn quan coi ải vô cùng kinh ngạc vì tài ứng đối, vội ra lệnh mở cửa và bày nghi lễ đón tiếp trọng thể sứ đoàn Đại Việt.
Tới kinh đô, Mạc Đĩnh Chi được vời vào diện kiến hoàng đế nhà Nguyên. Vua Nguyên vốn kiêu căng, tự cho mình là thống lĩnh trái đất, tự ví mình như mặt trời đỏ. Để trấn áp quan trạng Việt Nam và tỏ ý coi thường nước Đại Việt nhỏ bé, hoàng đế Nguyên đọc một câu đối (do triều thần soạn sẵn), đòi trạng Việt phải đối lại:
“Nhật: hỏa; vân: yên; bạch đàn thiên tàn ngọc thỏ”.
Nghĩa là: Mặt trời (là) lửa, mây (là) khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng.
Mạc Đĩnh Chi hiểu rõ dụng ý kẻ cả nước lớn và cả mục đích đe dọa của vua Nguyên. Cần phải khẳng định ý chí của Đại Việt và sức mạnh quật cường của Đại Việt, quan Trạng ứng khẩu đọc vang:
“Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô”.
Nghĩa là: Trăng (là) cung, sao (là) đạn; chiều tối bắn rơi mặt trời).
Vế đố lại thật giỏi về nghĩa về chữ. Lại thấy trăng lưỡi kiềm như cánh cung, những vì sao tròn như viên đạn, đây là sự hình dung thật tuyệt. Song, hay hơn cả là vế đối tỏ rõ sức cứng rắn của người nước Việt, không lời đe dọa nào làm cho run sợ, sẵn sàng đối phó với kẻ thù.
Vua tôi nhà Nguyên nhìn nhau, lòng đầy thán phục. Hoàng đế sai mang lụa và vàng bạc tặng thưởng Mạc Đĩnh Chi, rồi nói:
- Có một bài thơ của sứ thần của ta mà vua nước Nam không hiểu nổi, phải nhờ đến ngươi mới xong, chẳng hóa ra vua nhà Trần dốt nát chăng?
Mạc Đĩnh Chi cười ầm lên, rồi chắp tay cung kính đáp:
- Tâu hoàng thượng! Giải nghĩa một bài thơ nhỏ là phận của kẻ bầy tôi, chứ đâu phải là công việc của bậc cao tôn như vua nước tôi.
Vua Nguyên cảm phục tài và đức, bỏ qua những đố kị với nhà Trần. Khi hết nhiệm vụ sắp về nước, Mạc Đĩnh Chi được vua Nguyên đích thân phê bút phong “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên”.
 
Top Bottom