• Kể từ khi các bạn đọc được Thông báo này. Tất cả Khách truy cập trên Văn Đàn chỉ có thể xem bài viết và không thể gửi được góp ý hay ý kiến cá nhân. Vui lòng bạn hãy Đăng Ký để trở thành một thành viên của Văn Đàn, các bạn mới có đầy đủ quyền truy cập trên Văn Đàn. Việc Đăng Ký hoàn toàn miễn phí và rất nhanh chóng.
    Thân!

Đọc và Suy ngẫm

Thiên Sầu
  • Lượt xem 3K
  • Trả lời: 27
3. Ước mơ :
Có hai anh em sống trên tầng 80 của một chung cư cao ngất. Một ngày kia về nhà sau giờ làm việc, họ choáng váng khi nhận ra thang máy của chung cư bị hư; họ buộc phải leo bộ lên căn hộ của mình.
Sau khi vất vả lên đến tầng 20, thở hổn hển và mệt mỏi, họ quyết định để những túi xách của mình lại đó và sẽ quay lại lấy vào ngày hôm sau. Khi lên đến tầng 40, người em bắt đầu lầm bầm và sau đó cả hai cãi nhau. Họ vừa tiếp tục những bước chân nặng nề của mình, vừa cãi nhau cho đến tầng 60. Bỗng họ nhận ra rằng mình chỉ còn 20 tầng nữa thôi. Họ quyết định ngừng cãi và tiếp tục leo lên trong sự bình an. Họ yên lặng leo lên và cuối cùng cũng đến được căn hộ của mình. Đến nơi họ mới phát hiện đã để chìa khóa nhà trong những túi xách đã để lại ở tầng 20.
Câu chuyện này cũng tựa như cuộc đời chúng ta … Nhiều người trong chúng ta sống trong sự kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô và bạn bè khi còn bé. Chúng ta hiếm khi thực hiện những gì mình thật sự muốn, luôn ở dưới rất nhiều áp lực và sự căng thẳng đến nỗi đến năm 20 tuổi, chúng ta mệt mỏi và quyết định vứt bỏ gánh nặng này đi.
Chúng ta sống một cách năng nổ và có những ước mơ lớn. Nhưng khi đến 40 tuổi, chúng ta bắt đầu đánh mất tầm nhìn và những giấc mơ của mình, cảm thấy không thỏa mãn và bắt đầu phàn nàn, chỉ trích. Đến tuổi 60, chúng ta nhận ra mình không còn nhiều thời giờ nữa để phàn nàn và chúng ta bước đi trong sự bình an, thanh thản. Chúng ta nghĩ không còn điều gì làm mình thất vọng nữa. Và rồi chợt nhận ra rằng không thể nào ngơi nghỉ trong sự bình an vì chúng ta còn những giấc mơ chưa thực hiện được - những giấc mơ mà chúng ta vứt bỏ cách đây 60 năm.
Vậy ước mơ của bạn là gì?
 
4. Không sống với quá khứ :
Tôi không sống với quá khứ!". Đúng. Quá khứ đã xa và sẽ không bao giờ trở lại thì làm sao sống với nó được? Chỉ có thể hồi tưởng lại nó, nghiên cứu, rút kinh nghiệm đúng sai để học và biến tạo đường hướng mới tiến bộ hơn, thành công hơn.
Không sống với quá khứ thì sống với cái gì? Xin thưa, hôm nay la ngày đẹp nhất vì đó là ngày mà ta đang sống, đang hưởng thụ sự sống, còn thở, còn ăn, còn suy nghĩ, còn nói, còn cười, còn làm việc, và còn thương yêu.
Ngày hôm qua, dù có đẹp cho lắm hay dù có xấu cho lắm cũng đã qua rồi và sẽ không bao giờ trở lại. Còn ngày mai? Có ba khả năng: ngày mai có thể đẹp hơn ngày hôm nay nhưng chưa tới. Nó có thể xấu hơn ngày hôm nay nhưng cũng chưa tới. Và nó có thể không đến với ta, nếu ngay trong đêm nay, một tai nạn hay một cơn bạo bệnh ngặt nghèo không may xảy ra.
Cho nên ngày hôm nay là ngày đẹp nhất, ta phải biết quý trọng nó, sống trọn vẹn với nó, sống vui, sống đẹp, sống hữu ích, sống bao dung, sống hạnh phúc với tất cả tấm lòng thiết tha. Hài lòng với những gì mình đang có, không quá viễn mơ những gì mình chưa có hay những gì mà người khác đang có, tích cực vui sống với hiện tại và chuẩn bị vừa phải cho ngày mai. Đó, theo tôi nghĩ là thái độ thực tế của những người hay những ước muốn tìm đến hạnh phúc, cái quý nhất trên đời.
Ngày hôm qua đã xa rồi, ngày mai còn chưa tới vì vậy hãy sống cho trọn vẹn một ngày hôm nay.
 
Khi không nhìn thấy đích
Đó là một buổi sáng sương mù phủ kín, ngày 4-7-1952 khi Florence Chadwick bước xuống nước bơi vượt eo biển từ đảo Catalina đến bờ biển California. Bơi đường trường không phải là một điều mới lạ đối với Florence, bởi cô từng vượt biển Manche (giữa nước Anh và Pháp) ở cả hai chiều.
Buổi sáng hôm đó nước lạnh cóng, còn sương mù thì dày đến nỗi cô khó có thể nhìn thấy chiếc thuyền trong đoàn. Sau khi đã bơi hơn 15 tiếng đồng hồ, cô yêu cầu mọi người kéo cô lên thuyền. Huấn luyện viên của Florence ráng hết sức để động viên cô bởi họ đã rất gần bờ, nhưng cô chỉ nhìn thấy sương mù và sương mù. Vì thế cô bỏ cuộc...khi cách đích không tới nửa dặm.
Sau đó cô tâm sự:"Không phải tôi biện hộ cho mình, nhưng nếu tôi nhìn thấy bờ, tôi đã có thể bơi đến đích". Không phải cái lạnh hay sự sợ hãi, hay sự kiệt sức đã khiến cho Florence Chadwick thất bại, mà chính là sương mù.
Hai tháng sau cũng chính tại eo biển đó, cũng là khoảng cách đó, Florence Chadwick đã lập một kỷ lục mới, bởi vì giờ đây cô có thể nhìn thấy đất liền.
Nhiều lúc chúng ta cũng thất bại, không phải vì chúng ta sợ hay bởi áp lực của những người xung quanh hay tại bất cứ điều gì, mà chỉ vì chúng ta không nhìn thấy đích của mình.
 
Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông. Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của các họa sỹ nổi tiếng.
Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu chuyện xảy ra...
Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con mình.
Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người. Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.
Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai tay cầm một bọc lớn.
Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu."
Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này."
Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là bức chân dung này..."
Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"
Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!"
Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"
Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?"
Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?"
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý không?"
Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!"
Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến. Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta sẽ dừng tại đây!"
Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây, NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”
 
Ngày hôm nay
Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo.
"Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.
Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều mình đã làm."
Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.
 
Giận dữ
1.Người phụ nữ hào hứng mua thật nhiều trứng,bơ và rau quả từ cửa hàng rau quả nổi tiếng trong thị trấn . Tuy ở cửa hàng này giá có đắt hơn , nhưng hôm nay cô không ngại , vì cô sắp sửa tiếp một vị khách quí . Phải đi mua thật sớm để có thể chuẩn bị các món ăn cẩn thận .
Các món ăn đều ngon , nhờ có nguyên liệu tốt và một phụ nữ khéo tay . Nhưng đến giờ hẹn mà vị khách cô đang chờ vẫn chưa tới . Gọi điện thoại thì không ai nghe ... 1 tiếng , 2 tiếng , .... đến tối khuya mà người khách vẫn chưa thấy đâu ...
Ngày hôm sau, người khách mới gọi điện cho cô . Không để cho anh ta kịp nói hết câu , cô mắng xối xả và lên án sự vô trách nhiệm . Người khách lặng lẽ nghe , và khi cô nói xong, anh ta nói giọng buồn bã :
- Tôi rất xin lỗi nếu tôi gây ra một điều gì bất tiện hoặc điều gì làm cô phiền lòng , nhưng hôm qua , tôi rất không may . Tôi phải lo thủ tục tang lễ cho mẹ tôi . Mẹ tôi mới mất .
Người phụ nữ không nói được một lời nào , vì một lời chia buồn cũng trở nên không thích hợp vào khoảnh khắc ấy . Và từ đó , cô không bao giờ lên án ai trước khi hiểu được tất cả ....
----------------------------------------------------------------------------------
2.Quang cảnh một sáng Chủ Nhật dưới ga xe điện ngầm thành phố New York, mọi người đang ngồi yên lặng - kẻ đọc báo, người đắm chìm trong suy tư, người khác thì nhắm mắt thư giãn, một không khí yên bình và tĩnh lặng.
Rồi bỗng một người đàn ông cùng một lũ con nít xuất hiện. Những đứa trẻ của anh ta vừa chạy vừa la hét khấy động sự tĩnh lặng dưới nhà ga. Người đàn ông đó ngồi xuống ngay cạnh tôi và nhắm mắt lại, mặc mọi chuyện đang diễn ra. Trong lúc đó, bọn trẻ vẫn vừa la hét inh ỏi vừa chạy tán loạn quanh mọi người, đá lon, ném đồ chơi, và tệ hơn nữa là giật báo của những người đang đọc.
Thật là tức mắt. Nhưng người đàn ông đó vẫn ngồi im như khúc gỗ bên tôi, không có thái độ gì trước việc này. Càng ngày tôi càng thấy nóng mắt về sự vô trách nhiệm của người đàn ông trước sự thiếu ý thức của bọn trẻ và sự quậy phá mà chúng đang gây cho người xung quanh.
Cũng dễ nhận thấy sự tức giận từ những người xung quanh. Cuối cùng tôi buột miệng nói: "Này ông, con cái ông đang thực sự làm phiền mọi người đấy. Ông xem thế nào phải để mắt tới chúng mới phải chứ!"
Người đàn ông ngước nhìn cảnh tượng xung quanh với một vẻ như chợt bừng tỉnh trước những gì đang diễn ra, và nhẹ nhàng phân trần "À vâng, ông nói đúng. Tôi biết sẽ phải tìm cách coi chừng bọn trẻ. Chúng vừa từ bệnh viện về. Mẹ của các cháu vừa mới mất cách đây 1 tiếng. Tôi không biết nghĩ sao nữa, và xem ra bọn trẻ cũng không biết làm gì trước mất mát to lớn này."
Bạn có biết cảm giác trong tôi lúc đó không? Cái nhìn của tôi vể sự việc bỗng nhiên thay đổi hẳn. Mọi suy nghĩ, cảm giác, và hành động của tôi cũng khác hẳn đi. Sự tức giận trong tôi biến mất tự lúc nào không hay. Lòng tôi tràn ngập nỗi đau mà người đàn ông đang phải gánh chịu. Tôi rưng rưng nói với ông ta "Bà nhà vừa mất thật sao? Ôi, tôi thật tiếc khi biết điều này đã xảy đến với gia đình ông. Liệu tôi có thể giúp gì ông lúc này không?"
Mọi thứ đã thay đổi tức thì thế đấy.
 
Lầm lẫn về sự thành đạt
--------------------------------------------------------------------------------
Trong một bài trả lời phỏng vấn, người giàu có và thành công nhất thế giới Bill Gates đã nói quan niệm của mình: Cuộc sống là một cuốn sách to, dày. Kẻ dại thì lật quá nhanh. Người khôn thì đọc suy nghĩ và ứng dụng. Ðáng sợ nhất là sự rỗng tuếch, nước chảy bèo trôi. Mái trường là nơi sản sinh ra những người chèo lái cuộc sống nhưng không nên coi là con đường duy nhất để có tương lai. Học ngoài nhà truờng là công việc cả đời. Thất nghiệp cũng chỉ là chuyện thường gặp, đừng quan trọng hoá mà coi nó là quãng thời gian tiếp tục rèn luyện. Cuộc sống càng dễ con người càng yếu đuối. Khi được hỏi ông có lời khuyên gì với tư cách là một người thành đạt nhất thế giới, Bill Gates nói: "Hãy bớt ngủ, tăng giờ làm việc và không bao giờ bỏ học giữa chừng như tôi".
Rõ ràng Bill Gates cũng như nhiều người thành đạt khác có chung một phẩm chất là lao động không ngừng để đạt lấy đỉnh cao ước mơ.
Khi bạn không có nhiều phẩm chất trí tuệ, bạn chưa có tích luỹ, mà bạn lại còn bắt đầu từ con số không về vật chất hẳn bạn thấy mình nhỏ bé vàkhó có chỗ chen chân. Nhưng đó chỉ là mở đầu, rồi bạn sẽ có một công việc nào đó. Bạn thấy mình là lính mới giữa đám cựu binh lâu đời, lành nghề. Ðôi khi ở công sở có những người sóng lâu lên lão làng, che khuất mất vai trò của bạn. Có thể họ nhìn bạn là một người "đầu sai" chạy việc vặt như ngày xưa họ đã trải qua. Có thể họ là đám bảo thủ. Họ sẽ gây khó khăn cho bạn. Sau nữa, ở họ là cả một kho kinh nghiệm, nếu bạn tự đắc thấy họ ít bằng cấp, bạn đừng vội cho mình mới đáng lên chức, làm lãnh đạo họ. Dù sự thật là bạn có nhiều tiềm năng, bạn cũng phải sống và làm việc sao cho tài năng của bạn được công nhận và ứng dụng một cách rõ ràng qua công việc.
Có một số bạn trẻ quan niệm lầm lẫn về sự thành đạt. Phải đua chen, nếu cần thì rất ích kỷ, chỉ thấy mình là nhất, xem người khác là đối tượng để mình dẫm đạp lên. Có lẽ họ đã không đủ kiên nhẫn để chứng tỏ thực tài của mình. Người khác giỏi hơn bạn, bạn đừng coi điều đó là đềm không may của mình. Cho nên bạn dễ cảm thấy ghét người giỏi hơn mình. Ðó là nọc độc ngấm dần, người ta nhìn thấy bạn rất rõ trong sự "vươn lên một cách đên cuồng và nóng vội" và đó là lý do để bạn that bại. Bạn có thể giành giật được một cái gì đó nhưng về con người, về các mối quan hệ xã hội, về sự thanh thản trong tâm hồn, bạn thất bại ê chề.
 
Thợ may và người gieo hạt...
Sáng thứ Ba, trong giờ Mass Comm, Giáo sư của tôi chiếu một phim tài liệu có nhan đề Cool Hunting. Phim này kể về việc giới media đi săn tìm những gì mà giới trẻ, nhất là tầm tuổi trung học và chớm Đại học, cho là cool rồi lăng xê nó lên các phương tiện thông tin để thu hút chính những em nhỏ này. Lấy một ví dụ rất nhỏ và thô thiển là việc săm các hình trên cơ thể chẳng hạn. Giới báo chí, truyền thông sẽ lăng xê hình ảnh các siêu sao tí hon, các người mẫu có săm hình hoặc đơn giản là cảnh những học sinh trung học có những hình săm toàn thân thật đẹp. Mục đích của họ là làm cho những khán giả nhỏ tuổi sau khi xem sẽ nói “it’s cool. Let’s do it”. Bằng cách đó bọn trẻ bắt chước, rồi tự phá vỡ các hình ảnh cool cũ để tạo ra hình ảnh cool hơn; giới media lại lăng xê những trào lưu mới này, rồi bọn trẻ lại bắt chước...vv...cái vòng luẩn quẩn cứ như thế...
Mở rộng ra, cả bạo lực, nổi loạn, dục vọng, các tham vọng, các quy tắc xã hội, các luật lệ, các chuẩn đánh giá con người, cả các định kiến và stereotype cũng đi kèm trong cái vòng luẩn quẩn đó. Và cả tình yêu thương, đức hạnh, sự dũng cảm, lòng tốt, tình yêu cuộc sống...cũng ở trong cái vòng đó luôn. Nói một cách ngắn gọn, nó là việc bán hình ảnh tương lai của bọn trẻ cho chính chúng. Nó cũng giống như là may áo sẵn cho bọn trẻ, bảo rằng “đẹp lắm, mặc đi” và đại đa số bọn trẻ sẽ chui đầu vào không ngần ngại. Cứ tầng tầng lớp lớp áo như thế - cái vòng quay xã hội hoá khiến một đứa trẻ thành một người lớn đã bắt đầu vô thức như thế. Đến một lúc nào đó, có quá nhiều áo mặc, đứa trẻ sẽ chật cứng và chẳng còn cử động nổi nữa...Nhưng đứng về một góc độ nào đó, cái quá trình xã hội hoá con ngừời này cũng giống như là gieo hạt...
Có bao giờ bạn nhìn vào một người nào đó và tưởng tượng xem khi còn nhỏ, rồi còn trẻ, người đó như thế nào? Có bao giờ bạn tự hỏi trước khi bị xã hội hoá đi, người đó vốn như thế nào? Có những người làm cho ta có cảm giác rằng họ sinh ra đã luôn luôn 40 hoặc 50 như thế rồi...không thể tưởng tượng được họ cũng đã có lúc nhỏ và trẻ.
Cool hunting và những khuôn mặt người có liên quan gì với nhau không? Tôi cho là có.
Nếu như chúng ta nghĩ về mỗi con người như là một công cụ, một mắt xích để phát tán thông tin, quan điểm, tình cảm trong cái mạng lưới giao tiếp khổng lồ của xã hội thì mỗi một người trong chúng ta rất có thể chọn một trong hai hoặc cả hai vai trò: thợ may và người gieo hạt.
Tôi có học một lý thuyết (lại lý thuyết!) là lý thuyết two-step flow. Một cách vắn tắt lý thuyết này nói rằng giao tiếp của con người đi qua hai bước. Bước thứ nhất là từ những người phát minh ra ý tưởng xuống đến những người được gọi là opinion leader, tức là những người có khả năng gây ảnh hưởng khi phát biếu ý kiến về một chuyện gì đó. Bước thứ hai là từ những opinion leader này xuống tới đông đảo quần chúng. Opinion leader có thể là các chuyên gia, có thể là bất cứ ai. Khi tôi hỏi một ai đó thông thạo máy tính về việc chọn mua một máy tính mới, người đó là opinion leader của tôi. Khi người ta hỏi tôi về du học ở Mỹ chẳng hạn, tôi sẽ là opinion leader của người đó. Như thế, đứng về lý thuyết, mỗi một người trong chúng ta, dù là khiếm khuyết ở mức độ nào, đều có tiềm tàng cái khả năng làm opinion leader về một mặt nào đó. Mỗi người chúng ta đều tiềm tàng và bắt buộc phải là thợ may hay người gieo hạt hay cả hai như trên.
Vậy thì vấn đề còn lại chỉ là: bạn muốn làm thợ may và người gieo hạt như thế nào đây? Bạn muốn một vụ mùa tốt hay một vụ mùa xấu?
Bạn muốn nhìn một ngưòi và biết người ta đã có một tuổi thơ hay bạn muốn hoang mang không biết trước khi làm người lớn, người đó đã như thế nào?
Khi gặp một lòng tốt, mới thấy ấm áp làm sao...Khi phát tán lòng tốt, cuộc sống mới tốt đẹp làm sao...Có thể chưa phải hôm nay hay ngày mai nhưng mà ít nhất there is hope for tomorow...
You may say I am a dreamer...
 
Top Bottom